Nên thành lập doanh nghiệp hay hộ kinh doanh?
Khái niệm về doanh nghiệp và hộ kinh doanh?
Căn cứ theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về khái niệm doanh nghiệp như sau:
Giải thích từ ngữ
...
10. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
...
Căn cứ theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định về khái niệm hộ kinh doanh như sau:
Hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Như vậy, theo quy định trên có thể thấy rằng việc thành lập doanh nghiệp và hộ kinh doanh sẽ có sự khác nhau nhất định về chủ thể thành lập; quy mô, phạm vi hoạt động. Doanh nghiệp mang tính tổ chức và có phạm vi hoạt động lớn hơn hộ kinh doanh.
Nên thành lập doanh nghiệp hay hộ kinh doanh? (Hình từ Internet)
So sánh doanh nghiệp và hộ kinh doanh?
Tiêu chí | Doanh nghiệp | |
Chủ thể thành lập | CSPL: Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 Tổ chức, cá nhân không thuộc khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020. | CSPL: Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP Cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Không thuộc các trường hợp tại điểm a,b,c Điều 1; Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP |
Quy mô, phạm vi hoạt động | CSPL: Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động. | CSPL: Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP ; khoản 2 Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP Địa điểm kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh. Được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. |
Số lượng lao động | Không có quy định về giới hạn tối đa số lượng người lao động. Tuy nhiên có quy định về số lượng thành viên sáng lập cụ thể: Công ty TNHH MTV (Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020): 01 tổ chức hoặc 01 cá nhân là chủ sở hữu Công ty TNHH hai thành viên (Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020): có từ ít nhất 02 đến 50 thành viên. Công ty cổ phần (Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020): ít nhất 03 cổ đông, số lượng không hạn chế. Công ty hợp danh (Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020): ít nhất 02 thành viên hợp danh là cá nhân, có thể thêm nhiều thành viên góp vốn. | Trước đây Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh chỉ được phép sử dụng dưới 10 người lao động. Hiện nay pháp luật đã không còn giới hạn số lao động mà hộ kinh doanh được phép sử dụng. Do đó, hộ kinh doanh có thể sử dụng nhiều hơn 10 người lao động. |
Điều kiện hoạt động | CSPL: Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020 Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp | CSPL: khoản 1 Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP |
Chế độ trách nhiệm | Công ty TNHH MTV, Công ty TNHH hai thành viên và Công ty cổ phần: chịu trách nhiệm trong số vốn đã góp và công ty Thành viên hợp danh công ty hợp danh: chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình. | Cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình. |
Nên thành lập doanh nghiệp hay hộ kinh doanh?
Căn cứ theo các tiêu chí so sánh trên, có thể thấy rằng dù thành lập doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cũng sẽ có những ưu, nhược điểm nhất định. Tùy vào từng tình hình, điều kiện cụ thể của mỗi cá nhân tổ chức mà có thể lựa chọn thành lập doanh nghiệp hay hộ kinh doanh.
Loại hình doanh nghiệp sẽ phù hợp với các cá nhân, tổ chức muốn có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có sự kiểm soát và quản lý nhất định trong hoạt động của công ty. Loại hình doanh nghiệp sẽ phù hợp với các quy mô kinh doanh từ vừa và lớn, có mong muốn được đầu tư cũng như là phát triển quy mô hoạt động bằng cách thành lập các chi nhánh, văn phòng.
Loại hình hộ kinh doanh sẽ phù hợp với các cá nhân, hộ gia đình có quy mô kinh doanh nhỏ, lẻ, có cơ cấu tổ chức đơn giản và các thủ tục về nghĩa vụ thuế cũng bớt phức tạp hơn. Loại hình hộ kinh doanh sẽ hạn chế rủi ro vì quy mô nhỏ và cơ cấu tổ chức dễ dàng kiểm soát hơn so với doanh nghiệp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?