Chuyển nhượng thầu thuộc các trường hợp bị cấm trong hoạt động đấu thầu bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chuyển nhượng thầu thuộc các trường hợp bị cấm trong hoạt động đấu thầu bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chuyển nhượng thầu thuộc các trường hợp nào bị cấm trong hoạt động đấu thầu?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chuyển nhượng thầu thuộc các trường hợp bị cấm trong hoạt động đấu thầu là bao lâu?
Chuyển nhượng thầu thuộc các trường hợp bị cấm trong hoạt động đấu thầu bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ quy định Điều 37 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm các điều cấm trong đấu thầu như sau:
Điều 37. Vi phạm các điều cấm trong đấu thầu
Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau mà không phải là tội phạm theo quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự:
1. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu.
2. Thông thầu.
3. Gian lận trong đấu thầu.
4. Cản trở hoạt động đấu thầu.
5. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu.
6. Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu.
7. Chuyển nhượng thầu trái phép.
Như vậy, theo quy định thì chuyển nhượng thầu thuộc các trường hợp bị cấm trong hoạt động đấu thầu mà không phải là tội phạm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định nêu trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức (khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).
Chuyển nhượng thầu thuộc các trường hợp bị cấm trong hoạt động đấu thầu bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Chuyển nhượng thầu thuộc các trường hợp nào bị cấm trong hoạt động đấu thầu?
Căn cứ quy định khoản 8 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu như sau:
Điều 16. Các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu
....
8. Chuyển nhượng thầu trong trường hợp sau đây:
a) Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu ngoài giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ và khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt đã nêu trong hợp đồng;
b) Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu chưa vượt mức tối đa giá trị công việc dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng nhưng ngoài phạm vi công việc dành cho nhà thầu phụ đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất mà không được chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận;
c) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc quy định tại điểm a khoản này;
d) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc quy định tại điểm b khoản này mà vượt mức tối đa giá trị công việc dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng.
9. Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi chưa xác định được nguồn vốn theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này.
Như vậy, theo quy định thì chuyển nhượng thầu thuộc các trường hợp sau đây bị cấm trong hoạt động đấu thầu:
- Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu ngoài giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ và khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt đã nêu trong hợp đồng;
- Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu chưa vượt mức tối đa giá trị công việc dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng nhưng ngoài phạm vi công việc dành cho nhà thầu phụ đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất mà không được chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận;
- Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc quy định tại điểm a khoản này;
- Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc quy định tại điểm b khoản này mà vượt mức tối đa giá trị công việc dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chuyển nhượng thầu thuộc các trường hợp bị cấm trong hoạt động đấu thầu là bao lâu?
Căn cứ quy định Điều 5 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu và thời điểm xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Điều 5. Thời hiệu và thời điểm xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực đầu tư, đấu thầu, đăng ký doanh nghiệp là 01 năm; đối với lĩnh vực quy hoạch là 02 năm.
.....
Như vậy, theo quy định thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chuyển nhượng thầu thuộc các trường hợp bị cấm trong hoạt động đấu thầu là 01 năm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Cựu chiến binh nào được hưởng bảo hiểm y tế 100% chi phí khám chữa bệnh?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?