Hồ sơ thủ tục chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải từ ngày 27/11/2023 bao gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ thủ tục chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải từ ngày 27/11/2023 bao gồm những giấy tờ gì?
Ngày 11/10/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải.
Tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 58/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 74/2023/NĐ-CP có quy định hồ sơ thủ tục chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải như sau:
Thủ tục chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải
1. Hồ sơ thủ tục chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải, bao gồm:
a) Đơn đề nghị của tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 15 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện từ từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính thiết kế kỹ thuật của báo hiệu hàng hải;
c) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính sơ đồ, tọa độ vị trí thiết lập báo hiệu hàng hải.
...
Như vậy, hồ sơ thủ tục chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải từ ngày 27/11/2023 bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải;
- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện từ từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính thiết kế kỹ thuật của báo hiệu hàng hải;
- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính sơ đồ, tọa độ vị trí thiết lập báo hiệu hàng hải.
Hồ sơ thủ tục chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải từ ngày 27/11/2023 bao gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Thủ tục chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải từ ngày 27/11/2023 được tiến hành như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 40 Nghị định 58/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 74/2023/NĐ-CP có quy định thủ tục chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải từ ngày 27/11/2023 được tiến hành như sau:
Trường hợp 1: Đối với báo hiệu hàng hải có vị trí thiết lập trong vùng nước cảng biển.
Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đến Cảng vụ hàng hải.
Hình thức nộp: trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cảng vụ hàng hải hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cảng vụ hàng hải có văn bản chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp 2: Đối với báo hiệu hàng hải có vị trí thiết lập ngoài vùng nước cảng biển hoặc hệ thống báo hiệu hàng hải có vị trí thiết lập nằm đồng thời trong vùng nước cảng biển và ngoài vùng nước cảng biển hoặc hệ thống báo hiệu hàng hải có vị trí thiết lập nằm đồng thời trong nhiều vùng nước cảng biển thuộc quản lý của các Cảng vụ hàng hải.
Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Hàng hải Việt Nam.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Báo hiệu hàng hải cần phải đảm bảo những quy định chung gì?
Tại Điều 38 Nghị định 58/2017/NĐ-CP, báo hiệu hàng hải cần phải đảm bảo những quy định chung như sau:
- Việc đầu tư xây dựng báo hiệu hàng hải phải thực hiện theo các quy định Nghị định này, pháp luật về đầu tư, xây dựng. Các báo hiệu hàng hải phải được bố trí tại các vị trí cần thiết nhằm bảo đảm an toàn hàng hải.
- Bộ Giao thông vận tải tổ chức thực hiện việc quản lý nhà nước về báo hiệu hàng hải.
- Cảng vụ hàng hải chịu trách nhiệm kiểm tra hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý.
- Các doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải được giao quản lý vận hành, chịu trách nhiệm về an toàn hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải.
- Tổ chức, cá nhân quản lý khai thác luồng hàng hải công cộng, luồng hàng hải chuyên dùng, vùng nước trước cầu cảng hoặc tiến hành khảo sát, xây dựng, khai thác công trình trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam có nghĩa vụ thiết lập, quản lý, vận hành, chịu trách nhiệm về an toàn hoạt động của báo hiệu hàng hải trên các luồng và vùng nước đó theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã được công bố.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải.
Lưu ý: Nghị định 74/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 27/11/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn bao lâu?
- Hướng dẫn kê khai tài sản theo Nghị định 130 cho công chức chi tiết, đầy đủ?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế theo Nghị định 15 mới nhất?
- SHB là ngân hàng gì? Địa chỉ trụ sở chính ngân hàng SHB ở đâu?