Những hình phạt nào được áp dụng với người dưới 18 tuổi phạm tội?
Những hình phạt nào được áp dụng với người dưới 18 tuổi phạm tội?
Tại Điều 98 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:
Các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm:
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền.
3. Cải tạo không giam giữ.
4. Tù có thời hạn.
Như vậy, các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội bao gồm:
- Cảnh cáo.
- Phạt tiền.
- Cải tạo không giam giữ.
- Tù có thời hạn.
Lưu ý: Người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt kể trên.
Những hình phạt nào được áp dụng với người dưới 18 tuổi phạm tội? (Hình từ Internet)
Hình phạt cao nhất đối với người phạm tội dưới 18 tuổi là gì?
Tại Điều 101 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tù có thời hạn như sau:
Tù có thời hạn
Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;
2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
Như vậy, người dưới 18 tuổi phạm tội có thể bị áp dụng hình thức phạt cao nhất là:
- Hình phạt cao nhất đối với người phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là không quá 18 năm tù;
- Hình phạt cao nhất đối với người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là không quá 12 năm tù;
Người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù được tha tù trước thời hạn trong trường hợp nào?
Tại Điều 106 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tha tù trước hạn có điều kiện như sau:
Tha tù trước hạn có điều kiện
1. Người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 66 của Bộ luật này có thể được tha tù trước hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Phạm tội lần đầu;
b) Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt;
c) Đã chấp hành được một phần ba thời hạn phạt tù;
d) Có nơi cư trú rõ ràng.
2. Việc tha tù trước thời hạn có điều kiện được thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 66 của Bộ luật này.
Tại khoản 2 Điều 66 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tha tù trước thời hạn có điều kiện như sau:
Tha tù trước thời hạn có điều kiện
...
2. Không áp dụng quy định của Điều này đối với người bị kết án thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII, Chương XXVI, Điều 299 của Bộ luật này; người bị kết án 10 năm tù trở lên về một trong các tội quy định tại Chương XIV của Bộ luật này do cố ý hoặc người bị kết án 07 năm tù trở lên đối với một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 248, 251 và 252 của Bộ luật này;
b) Người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật này.
Như vậy, người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù được tha tù trước thời hạn trong trường hợp sau:
- Phạm tội lần đầu;
- Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt;
- Đã chấp hành được một phần ba thời hạn phạt tù;
- Có nơi cư trú rõ ràng.
Lưu ý: Không áp dụng việc tha tù trước thời hạn đối với:
- Người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương 13, Chương 26, Điều 299 Bộ luật Hình sự 2015; người bị kết án 10 năm tù trở lên về một trong các tội quy định tại Chương 14 Bộ luật Hình sự 2015 do cố ý hoặc người bị kết án 07 năm tù trở lên đối với một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 248, 251 và 252 Bộ luật Hình sự 2015;
- Người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc thuộc trường hợp:
+ Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
+ Người đủ 75 tuổi trở lên;
+ Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?