Vốn ODA là gì? Doanh nghiệp có thể vay lại vốn ODA được không?
Vốn ODA là gì?
Vốn ODA là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều và có thể dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa hiểu được vốn ODA là gì, để hiểu được khái niệm về vốn ODA có thể tham khảo nội dung sau:
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định về phạm vi điều chỉnh đối với quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia, tổ chức chính phủ được chính phủ nước ngoài ủy quyền (sau đây gọi chung là nhà tài trợ nước ngoài) cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tại khoản 19 Điều 3 Nghị định 114/2021/NĐ-CP giải thích về vốn ODA như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
19. Vốn ODA, vốn vay ưu đãi là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, bao gồm:
a) Vốn ODA không hoàn lại là khoản vốn ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài, được cung cấp theo hình thức dự án độc lập hoặc kết hợp với các dự án đầu tư sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;
b) Vốn vay ODA là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc đạt ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc. Phương pháp tính thành tố ưu đãi nêu tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này;
c) Vốn vay ưu đãi là khoản vay nước ngoài có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA được quy định tại điểm b khoản này.
...
Theo đó, có thể hiểu vốn ODA (Official Development Assistance) là nguồn tài trợ của Chính phủ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội.
Trong vốn ODA bao gồm:
- Vốn ODA không hoàn lại
- Vốn vay ODA
Vốn ODA là gì? Doanh nghiệp có thể vay lại vốn ODA được không? (hình từ Internet)
Các dự án ưu tiên sử dụng vốn vay ưu đãi, vốn ODA là gì?
Theo Điều 5 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định về ưu tiên sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi như sau:
Loại vốn | Dự án ưu tiên |
Vốn ODA không hoàn lại | - Chương trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; - Tăng cường năng lực; - Hỗ trợ xây dựng chính sách, thể chế và cải cách; - Phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, cứu trợ thảm họa, phòng chống dịch bệnh; - Thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng trưởng xanh; - Đổi mới sáng tạo; - An sinh xã hội; - Chuẩn bị các dự án đầu tư hoặc đồng tài trợ cho dự án sử dụng vốn vay ưu đãi nhằm làm tăng thành tố ưu đãi của khoản vay. |
- Chương trình, dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hạ tầng kinh tế thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. | |
Vốn vay ưu đãi | - Chương trình, dự án vay về để cho vay lại theo quy định pháp luật về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ; - Chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước trong lĩnh vực phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. |
Doanh nghiệp có thể vay lại vốn ODA không, điều kiện để doanh nghiệp vay lại vốn ODA là gì?
Căn cứ theo Điều 33 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định về đối tượng được vay lại, cơ quan cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài như sau:
Đối tượng được vay lại, cơ quan cho vay lại
1. Đối tượng được vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài bao gồm:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Doanh nghiệp.
2. Cơ quan cho vay lại bao gồm Bộ Tài chính; ngân hàng chính sách của Nhà nước, tổ chức tín dụng được Bộ Tài chính ủy quyền thực hiện cho vay lại.
Tại khoản 3 Điều 36 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định về điều kiện được vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài như sau:
Điều kiện được vay lại
...
3. Doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có tư cách pháp nhân, được thành lập hợp pháp tại Việt Nam và có thời gian hoạt động ít nhất 03 năm;
b) Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng vốn vay, đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;
c) Có phương án tài chính khả thi được cấp có thẩm quyền thẩm định theo quy định tại Điều 38 của Luật này;
d) Có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 03 lần theo báo cáo tài chính của năm gần nhất so với năm thực hiện thẩm định;
đ) Không bị lỗ trong 03 năm liền kề gần nhất theo báo cáo kiểm toán, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách của Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
e) Không có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị vay lại;
g) Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.
Theo đó, doanh nghiệp có thể vay lại vốn vay ODA trong vốn ODA khi đáp ứng được các điều kiện sau:
- Có tư cách pháp nhân, được thành lập hợp pháp tại Việt Nam và có thời gian hoạt động ít nhất 03 năm;
- Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng vốn vay, đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Có phương án tài chính khả thi được cấp có thẩm quyền thẩm định;
- Có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 03 lần theo báo cáo tài chính của năm gần nhất so với năm thực hiện thẩm định;
- Không bị lỗ trong 03 năm liền kề gần nhất theo báo cáo kiểm toán, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách của Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Không có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị vay lại;
- Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung gì? Doanh nghiệp có được thực hiện huy động vốn khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng có các quyền và nghĩa vụ nào?
- Thẩm quyền và tổ chức thực hiện đối với vốn đầu tư công đối với Tổng cục Hải quan được thực hiện như thế nào?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ: “Tích cực, chủ động .......... và giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền số quốc gia trên gì?
- Văn bản thống nhất lấy tên gọi Quân đội ta là “Quân đội nhân dân Việt Nam” được ký vào thời gian nào?