Thành phần hồ sơ khảo sát địa hình công trình thủy lợi trong giai đoạn lập dự án thiết kế theo TCVN-8478-2018?

Cho tôi hỏi Thành phần hồ sơ khảo sát địa hình công trình thủy lợi trong giai đoạn lập dự án thiết kế theo TCVN-8478-2018? (Câu hỏi của anh Thanh - Hòa Bình)

Hệ tọa độ và cao độ xác định thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Mục 4 TCVN-8478-2018, nguyên tắc chung để xác định thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi bao gồm:

[1] Hệ tọa độ:

- Quy định: Hệ tọa độ sử dụng là hệ tọa độ Quốc gia VN 2000.

- Đối với công trình nhỏ ở vùng hẻo lánh, biên giới hải đảo quá xa hệ thống tọa độ quốc gia, cho phép sử dụng lưới tọa độ của bản đồ 1/50 000,1/25 000 và 1/10 000 (nếu có). Phải đo tuyến khép kín thống nhất cho toàn công trình.

[2] Hệ cao độ:

- Quy định: Hệ cao độ sử dụng là hệ cao độ Quốc gia, điểm gốc là Hòn Dấu - Hải Phòng.

- Đối với công trình nhỏ ở vùng hẻo lánh, biên giới hải đảo, cách quá xa hệ thống cao độ quốc gia, cho phép sử dụng cao độ đo bằng GPS hoặc theo bản đồ 1/50 000, 1/25 000 và 1/10 000 (nếu có). Phải đo tuyến khép kín thống nhất cho toàn công trình.

Thành phần hồ sơ khảo sát địa hình công trình thủy lợi trong giai đoạn lập dự án thiết kế theo TCVN-8478-2018?

Thành phần hồ sơ khảo sát địa hình công trình thủy lợi trong giai đoạn lập dự án thiết kế theo TCVN-8478-2018? (Hình từ Internet)

Thành phần hồ sơ khảo sát địa hình công trình thủy lợi trong giai đoạn lập dự án thiết kế theo TCVN-8478-2018?

Theo quy định tại Tiểu mục 4.3 Mục 4 TCVN-8478-2018, thành phần hồ sơ khảo sát địa hình công trình thủy lợi trong giai đoạn lập dự án thiết kế bao gồm:

- Các loại bản vẽ địa hình mới xuất bản: Bản đồ, mặt cắt dọc, ngang;

- BCĐH;

- Đĩa CD chứa các file bản đồ, mặt cắt, BCĐH.

*Tài liệu địa hình bao gồm:

- Cao, tọa độ cơ sở (xuất phát), tài liệu khảo sát từ các giai đoạn trước (tài liệu tham khảo);

- Các loại sổ đo, file ghi chép kết quả đo đạc tại thực địa;

- Các loại bảng tính toán tại hiện trường;

- Các bảng kết quả tính toán bình sai lưới khống chế tọa độ, độ cao trên máy vi tính;

Các loại bản vẽ gốc gồm: Bản đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang, sơ họa tuyến, sơ họa mốc.

Mặt khác, BCĐH thực hiện theo trình tự sau:

[1] Căn cứ thực hiện khảo sát địa hình.

[2] Vị trí và điều kiện tự nhiên khu vực khảo sát, đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình.

[3] Khối lượng khảo sát địa hình.

[4] Kết quả, số liệu khảo sát địa hình.

[5] Ý kiến đánh giá và đề xuất (nếu có).

[6] Kết luận và kiến nghị.

[7] Các phụ lục:

- Cơ sở tài liệu mốc cao, tọa độ gốc.

- Thống kê cao, tọa độ của các mốc khống chế mới xây dựng.

- Thống kê cao tọa độ các mốc tim.

- Các hố khoan đào, vết lũ.

- Bảng tính bình sai tọa độ, độ cao các mốc khống chế mới xây dựng.

- Sơ đồ (sơ họa) vị trí và cao tọa độ của các mốc cơ sở tọa độ, độ cao.

- Sơ đồ (sơ họa) vị trí các mốc khống chế mới xây dựng.

- Sơ đồ (sơ họa) vị trí các mốc tim; Sơ đồ khu đo và vị trí, phạm vi đo vẽ các hạng mục.

Thu thập đánh giá tài liệu địa hình trong giai đoạn báo cáo NCTKT công trình thủy lợi thực hiện ra sao?

Căn cứ theo Tiểu mục 5.2 Mục 5 TCVN-8478-2018, thu thập đánh giá tài liệu địa hình trong giai đoạn báo cáo NCTKT công trình thủy lợi thực hiện như sau:

[1] Thu thập tài liệu bao gồm:

- Cơ sở toán học gồm: lưới chiếu, hệ thống cao, tọa độ thành lập các loại tài liệu địa hình;

- Các loại bản đồ địa hình có các tỷ lệ 1/100 000, 1/50 000, 1/25 000, 1/10 000, 1/5 000, 1/2 000, 1/500 (nếu có) theo yêu cầu của từng dự án;

- Những tài liệu khác như các mặt cắt đặc trưng, các sơ họa, ghi chú, miêu tả có liên quan đến dự án.

[2] Phân tích và đánh giá

*Phân tích:

- Nguồn gốc của tài liệu;

- Độ chính xác về cơ sở toán học thành lập tài liệu lưới chiếu, hệ cao, tọa độ, múi chiếu (3°, 6°), hệ thống lưới khống chế mặt bằng và cao độ;

- Độ dung nạp và độ chính xác thể hiện địa hình, địa vật.

*Đánh giá:

- Theo mức độ sử dụng tài liệu: Sử dụng được, sử dụng được nhưng phải đo vẽ bổ sung hoặc đo vẽ lại mới. Mức độ sử dụng tài liệu được thể hiện qua hệ số T (%), cụ thể như sau:

+ T ≤ 10 %: Tài liệu đạt yêu cầu sử dụng;

+ 10 % < T ≤ 40 %: Tài liệu phải đo bổ sung lại 40 %;

+ T > 40 %: Tài liệu phải đo mới hoàn toàn.

- Khối lượng, kinh phí đo kiểm tra để xác định hệ số T:

+ Khối lượng kiểm tra do CNĐH lập, bao gồm: đo mặt cắt, điểm khống chế cao, tọa độ. Khối lượng kiểm tra ít nhất phải bằng 10% của khối lượng bổ sung.

+ Kinh phí kiểm tra dựa vào dự toán được lập theo định mức hiện hành cho khối lượng kiểm tra nêu trên.

Trân trọng!


Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa được quy định thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392 : 2017?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu chung về vệ sinh thực phẩm để kiểm soát ký sinh trùng theo TCVN 12379:2018?
Hỏi đáp Pháp luật
Vật liệu và thuốc thử vắc xin phòng bệnh dại trên chó theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8685-31:2019?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấu trúc mã định danh trang thiết bị y tế theo TCVN 13996:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu truy xuất nguồn gốc đối với chuỗi cung ứng sản phẩm dược mỹ phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13989 : 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình lấy mẫu và kiểm soát chất lượng đối với gia vị và thảo mộc dùng trong các sản phẩm thịt chế biến như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11926:2017?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu kỹ thuật của đèn cài mũ an toàn mỏ theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6472:1999?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yêu cầu về cảm quan và hình dạng bên ngoài của da nguyên liệu được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5365:1991?
Hỏi đáp Pháp luật
Xuất bản phẩm thông tin được phân loại theo các dấu hiệu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4523:2009?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương tiện bảo vệ cá nhân gồm những gì theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7547:2005?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Dương Thanh Trúc
1,791 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào