Danh mục các thành phần ghi trên thực phẩm bao gói sẵn theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7087:2013 được quy định như thế nào?

Xin hỏi: Danh mục các thành phần ghi trên thực phẩm bao gói sẵn theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7087:2013 được quy định như thế nào?- Câu hỏi của anh Quang (Tp.HCM).

Tên thực phẩm bao gói sẵn có thể sử dụng những tên gì?

Tại Tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7087:2013 có quy định về việc ghi tên của thực phẩm đối với thực phẩm bao gói sẵn được quy định như sau:

Ghi nhãn bắt buộc đối với thực phẩm bao gói sẵn
4.1. Tên của thực phẩm
4.1.1. Tên gọi của thực phẩm bao gói sẵn phải thể hiện đúng bản chất thực của nó và thường phải cụ thể và không được trừu tượng:
4.1.1.1. Trong trường hợp một thực phẩm cụ thể có một hay nhiều tên gọi đã được xác định trong các tiêu chuẩn tương ứng, phải sử dụng ít nhất một trong các tên đó.
4.1.1.2. Trong các trường hợp khác, phải sử dụng tên gọi do cơ quan có thẩm quyền quy định.
4.1.1.3. Trường hợp tên gọi chưa xác định hoặc chưa được quy định, có thể sử dụng tên thông dụng kèm theo một thuật ngữ mô tả thích hợp để không gây hiểu nhầm hoặc lừa dối người tiêu dùng.
4.1.1.4. Có thể sử dụng "tên tự đặt", "tên trừu tượng", "tên thông dụng" hay "thương hiệu", miễn là phải kèm theo tên gọi như đã quy định trong các điều từ 4.1.1.1 đến 4.1.1.3 của tiêu chuẩn này.
4.1.2. Phải ghi bên cạnh tên gọi của thực phẩm những từ hoặc cụm từ bổ sung cần thiết nhằm xác định về bản chất thực và tình trạng vật lý của thực phẩm, kể cả môi trường bao gói, loại, phương pháp và điều kiện xử lý thực phẩm; ví dụ: sấy khô, cô đặc, hoàn nguyên, xông khói… để tránh gây hiểm nhầm hoặc lừa dối người tiêu dùng.

Như vậy, tên thực phẩm bao gói sẵn có thể sử dụng những tên sau:

- Tên tự đặt;

- Tên trừu tượng;

- Tên thông dụng hay thương hiệu;

Tuy nhiên phải ghi kèm theo tên gọi như đã quy định.

Danh mục các thành phần ghi trên thực phẩm bao gói sẵn theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7087:2013 được quy định như thế nào?

Danh mục các thành phần ghi trên thực phẩm bao gói sẵn theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7087:2013 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Danh mục các thành phần ghi trên thực phẩm bao gói sẵn theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7087:2013 được quy định như thế nào?

Tại Tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7087:2013 có quy định về danh mục các thành phần ghi trên thực phẩm bao gói sẵn như sau:

(1) Phải công bố danh mục các thành phần trên nhãn, trừ khi thực phẩm chỉ có một thành phần.

+ Danh mục các thành phần phải được đưa lên phần đầu hoặc phía trước bằng một tiêu đề thích hợp bao hàm thuật ngữ "thành phần".

+ Tất cả các thành phần phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần theo tỷ lệ khối lượng tại thời điểm sản xuất thực phẩm đó.

+ Khi công bố một thành phần phức hợp mà bản thân nó gồm hai hoặc nhiều thành phần cấu thành thì cần ghi kèm theo các thành phần cấu thành đó, đặt trong dấu ngoặc đơn và ở sát ngay với thành phần phức hợp tương ứng, theo thứ tự giảm dần về tỷ lệ khối lượng.

Trường hợp thành phần phức hợp có tên gọi xác định (trong một tiêu chuẩn tương ứng hay một văn bản pháp quy khác) nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 5 % khối lượng thực phẩm thì không nhất thiết phải ghi nhãn những thành phần cấu thành, trừ khi chúng là các phụ gia thực phẩm góp phần tạo nên tính chất công nghệ của thành phẩm.

+ Phải công bố các thực phẩm và thành phần được coi là "nhạy cảm" sau đây:

- Ngũ cốc chứa gluten: nghĩa là lúa mỳ, lúa mạch đen, lúa mạch, yến mạch, lúa mì và các dòng lai hay sản phẩm của chúng;

- Loài giáp xác và sản phẩm của nó;

- Trứng và sản phẩm trứng;

- Cá và sản phẩm cá;

- Lạc, đậu tương và sản phẩm của chúng;

- Sữa và sản phẩm sữa (bao gồm cả lactose);

- Các hạt của cây và sản phẩm của chúng;

- Sulfit có hàm lượng từ 10 mg/kg trở lên.

+ Lượng nước được thêm vào thực phẩm phải được ghi trong bảng thành phần của thực phẩm đó, ngoại trừ trường hợp nước là một phần của thành phần thực phẩm như nước muối, xirô hoặc canh thịt trong một thực phẩm hỗn hợp và đã được ghi rõ trong danh mục các thành phần.

Không nhất thiết phải ghi lượng nước hoặc các chất dễ bay hơi đã bay hơi trong quá trình chế biến.

+ Ngoài các điều khoản chung của tiêu chuẩn này, đối với thực phẩm đã bị loại nước hoặc cô đặc mà sẽ được hoàn nguyên chỉ bằng cách thêm nước, có thể liệt kê các thành phần của sản phẩm hoàn nguyên theo thứ tự giảm dần về tỷ lệ khối lượng miễn là phải kèm theo những công bố như "các thành phần của sản phẩm sau khi được xử lý phù hợp với chỉ dẫn ghi trên nhãn".

(2) Phải công bố sự có mặt của tất cả các chất gây dị ứng có nguồn gốc từ các sản phẩm được liệt kê là các thực phẩm và thành phần được coi là "nhạy cảm" được đưa vào thực phẩm hoặc thành phần của thực phẩm bằng công nghệ sinh học.

Nếu không cung cấp đầy đủ các thông tin về sự có mặt của chất gây dị ứng trên nhãn, thực phẩm chứa chất gây dị ứng đó không được lưu hành trên thị trường.

(3) Trong danh mục các thành phần, phải sử dụng một tên gọi cụ thể, phù hợp với các điều khoản đã quy định cho mỗi thành phần thực phẩm, ngoại trừ các trường hợp sau đây:

+ Trừ khi các thành phần được coi là "nhạy cảm" và trừ khi cần cung cấp thêm các thông tin về tên nhóm chung, có thể được sử dụng các tên nhóm sau đây:

+ Mặc dù tuân theo các điều khoản bảng trên nhưng đối với mỡ lợn, mỡ bò vẫn phải công bố tên cụ thể của chúng.

+ Đối với các phụ gia thực phẩm có mặt trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm nói chung và thuộc các nhóm theo thứ tự dưới đây, phải sử dụng tên nhóm tương ứng cùng với tên cụ thể hoặc mã số đã được cơ quan có thẩm quyền quy định.

- Những tên nhóm sau đây có thể được sử dụng cho phụ gia thực phẩm thuộc các nhóm tương ứng và thuộc danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng cho thực phẩm nói chung:

+ Hương liệu và các chất tạo hương;

+ Tinh bột biến tính.

Việc sử dụng thuật ngữ "hương liệu" để ghi nhãn thường phải kèm theo một trong số hoặc đồng thời các cụm từ "tự nhiên", "bản chất tự nhiên" hay "nhân tạo" để làm rõ nghĩa.

(4) Chất hỗ trợ chế biến và sự tham gia của phụ gia thực phẩm

- Khi một phụ gia thực phẩm được phối chế vào thực phẩm với số lượng đáng kể hoặc với số lượng đủ để thể hiện tính năng công nghệ trong thực phẩm đó, kể cả loại tác dụng vào nguyên liệu thô hay các thành phần khác của thực phẩm, phải ghi tên phụ gia đó trong danh mục các thành phần thực phẩm.

- Không cần ghi tên các chất hỗ trợ chế biến và các phụ gia được phối chế vào thực phẩm ở mức không đáng kể hoặc ít hơn mức yêu cầu để đạt được tính chất công nghệ trong danh mục các thành phần của thực phẩm đó.

Những phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến được liệt kê là các thực phẩm và thành phần được coi là "nhạy cảm" không áp dụng mục (4).

Việc ghi nhãn thời hạn sử dụng tốt nhất trước trên thực phẩm bao gói sẵn không áp dụng cho thực phẩm nào?

Tại Tiểu mục 4.7 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7087:2013 có quy định về ghi nhãn thời hạn và hướng dẫn bảo quản như sau:

Ghi nhãn thời hạn và hướng dẫn bảo quản
4.7.1. Khi các tiêu chuẩn tương ứng không quy định thì áp dụng việc ghi nhãn thời hạn như sau:
i) Phải công bố trên nhãn "thời hạn sử dụng tốt nhất trước".
ii) Thời hạn được ghi nhãn ít nhất phải bao gồm các thông tin:
...
vi) Mặc dù đã quy định trong 4.7.1 i) nhưng việc ghi nhãn thời hạn sử dụng tốt nhất không áp dụng cho:
- rau quả tươi, gồm cả khoai tây chưa gọt vỏ, bị cắt hoặc đã xử lý bằng các phương pháp tương tự;
- rượu vang, rượu mùi, rượu vang nổ, rượu vang có tạo hương, rượu vang quả và rượu vang nổ từ quả;
- đồ uống chứa hàm lượng cồn lớn hơn hoặc bằng 10 % theo thể tích;
- các loại bánh mỳ, bánh ngọt, bánh được sản xuất từ bột nhào, theo bản chất của sản phẩm thường được tiêu thụ trong vòng 24 h sau khi sản xuất;
- dấm ăn;
- muối ăn các loại;
- đường ở thể rắn;
- các sản phẩm mứt kẹo chứa các loại đường có mùi và/hoặc có màu.
- kẹo cao su.
4.7.2. Cùng với thời hạn sử dụng tốt nhất, phải công bố trên nhãn tất cả những điều kiện đặc biệt để bảo quản thực phẩm nếu thời hạn sử dụng tốt nhất phụ thuộc vào các điều kiện đó.

Như vậy, việc ghi nhãn thời hạn sử dụng tốt nhất trước trên thực phẩm bao gói sẵn không áp dụng cho thực phẩm sau:

- Rau quả tươi, gồm cả khoai tây chưa gọt vỏ, bị cắt hoặc đã xử lý bằng các phương pháp tương tự;

- Rượu vang, rượu mùi, rượu vang nổ, rượu vang có tạo hương, rượu vang quả và rượu vang nổ từ quả;

- Đồ uống chứa hàm lượng cồn lớn hơn hoặc bằng 10 % theo thể tích;

- Các loại bánh mỳ, bánh ngọt, bánh được sản xuất từ bột nhào, theo bản chất của sản phẩm thường được tiêu thụ trong vòng 24 h sau khi sản xuất;

- Dấm ăn;

- Muối ăn các loại;

- Đường ở thể rắn;

- Các sản phẩm mứt kẹo chứa các loại đường có mùi và/hoặc có màu.

- Kẹo cao su.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Lương Thị Tâm Như
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào