Người làm việc tại tổ chức hành nghề công chứng là viên chức hay người lao động?
Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm những tổ chức nào?
Theo khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng 2014 tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Phòng công chứng: Theo Điều 19 Luật Công chứng 2014 như sau:
- Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
- Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.
- Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.
- Phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
Văn phòng công chứng: Theo Điều 22 Luật Công chứng 2014 như sau:
- Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật với loại hình công ty hợp danh.
- Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
Người làm việc tại tổ chức hành nghề công chứng là viên chức hay người lao động? (Hình từ Internet)
Người làm việc tại tổ chức hành nghề công chứng là viên chức hay người lao động?
Theo Điều 3 Luật Viên chức 2010 quy định về viên chức như sau:
- Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 23 Luật Viên chức 2010 quy định việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
Mặt khác Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp. Trong khi đó, Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động với loại hình công ty hợp danh.
Ngoài ra theo Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định về người lao động và người sử dụng lao động như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.
2. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
....
Như vậy, theo các quy định kể trên, Công chứng viên làm việc tại Phòng công chứng có thể là viên chức do Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập.
Ngược lại Công chứng viên làm việc tại Văn phòng công chứng thì không phải là viên chức mà có thể là người lao động
Công chứng viên có được hành nghề dưới hình thức tư cách cá nhân không?
Theo khoản 1 Điều 34 Luật Công chứng 2014 quy định về các hình thức hành nghề của Công chứng viên như sau:
Hình thức hành nghề của công chứng viên
1. Các hình thức hành nghề của công chứng viên bao gồm:
a) Công chứng viên của các Phòng công chứng;
b) Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng;
c) Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng.
....
Như vậy, công chứng viên phải hành nghề dưới hình thức một tổ chức hành nghề công chứng mà không được hành nghề với tư cách cá nhân.
Những trường hợp nào không được bổ nhiệm làm công chứng viên?
Theo Điều 13 Luật Công chứng 2014 quy định có 5 trường hợp không bổ nhiệm công chứng viên như sau:
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm do cố ý.
- Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành.
- Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?