Công chức sinh con thứ 3 có bị xử lý kỷ luật không?
Những trường hợp nào công chức không vi phạm chế độ sinh một hoặc hai con?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP quy định những trường hợp không vi phạm chế độ sinh một hoặc hai con như sau:
- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
- Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
- Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
+ Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);
+ Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ).
Lưu ý: Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
- Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Công chức sinh con thứ 3 có bị xử lý kỷ luật không? (Hình từ Internet)
Công chức sinh con thứ 3 có bị xử lý kỷ luật không?
Căn cư Công văn 6616/BNV-CCVC năm 2021 hướng dẫn xử lý kỷ luật và xếp loại chất lượng đối với cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật do vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình:
Trả lời Công văn số 2506/SNV-CCVC ngày 15/12/2021 của Sở Nội vụ tỉnh Hà Tĩnh đề nghị hướng dẫn về xử lý kỷ luật và xếp loại chất lượng đối với cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật do vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, Bộ Nội vụ có ý kiến như sau:
1. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ ba trở lên nếu thuộc một trong các trường hợp không vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình theo quy định tại Nghị định số 20/2010/NĐ-CP[1], Nghị định số 18/2011/NĐ-CP[2] và Hướng dẫn số 04-HD/UBKTTW ngày 22/3/2018 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thì không bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP[3].
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình thì việc xem xét xử lý kỷ luật được tiến hành sau khi sinh con thứ ba. Khi xem xét xử lý kỷ luật, đề nghị căn cứ vào mức độ của hành vi vi phạm theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP để áp dụng hình thức kỷ luật cho phù hợp, bảo đảm tương xứng giữa kỷ luật về Đảng và kỷ luật hành chính.
2. Theo quy định tại Nghị định số 90/2020/NĐ-CP[4] thì trường hợp cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3 mà bị xử lý kỷ luật Đảng hoặc kỷ luật hành chính thì sẽ bị xếp loại “Không hoàn thành nhiệm vụ” của năm đó.
Trên đây là ý kiến của Bộ Nội vụ về đề nghị của Sở Nội vụ tỉnh Hà Tĩnh./.
Như vậy, công chức sinh con thứ 3 sẽ bị xử lý kỷ luật nếu trường hợp sinh con thứ 3 không thuộc một trong các trường hợp không vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình như ở mục 1 trên.
Việc xem xét xử lý kỷ luật được tiến hành sau khi sinh con thứ ba.
Mức độ hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật của cán bộ, công chức, viên chức được xác định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về mức độ hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật của cán bộ, công chức, viên chức, được xác định như sau:
- Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?