Mật ong phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12605:2019?
Mật ong phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12605:2019?
Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12605:2019 về Mật ong quy định yêu cầu kỹ thuật:
Yêu cầu kỹ thuật
4.1 Yêu cầu chung
Mật ong phải giữ nguyên bản chất tự nhiên của mật ong, không được pha trộn và bổ sung bất kỳ thành phần nào.
Mật ong không được đun nóng hoặc xử lí mà có thể gây thay đổi thành phần cơ bản, chất lượng mật ong.
...
Như vậy, mật ong phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:
(1) Yêu cầu chung
- Mật ong phải giữ nguyên bản chất tự nhiên của mật ong, không được pha trộn và bổ sung bất kỳ thành phần nào.
- Mật ong không được đun nóng hoặc xử lí mà có thể gây thay đổi thành phần cơ bản, chất lượng mật ong.
(2) Yêu cầu cảm quan
Chỉ tiêu | Yêu cầu |
1. Màu sắc | Mật ong có nhiều màu từ gần như không màu đến màu nâu sẫm |
2. Mùi | Thơm đặc trưng của mật ong |
3. Vị | Từ ngọt nhẹ đến ngọt khé |
4. Trạng thái | Từ lỏng sánh cho đến kết tinh |
(3) Yêu cầu các chỉ tiêu ký - hóa
- Hàm lượng nước:
+ Hàm lượng nước đối với mật ong từ hoa và mật ong từ cây thuộc chi thạch thảo (Calluna): Không lớn hơn 23%;
+ Hàm lượng nước đối với mật ong của một số loại cây từ lá: Không lớn hơn 21%.
- Hàm lượng đường
+ Tổng hàm lượng fructose và glucose: Mật ong từ dịch cây, hỗn hợp của mật từ dịch cây và mật hoa: Không nhỏ hơn 45 g/100 g. Đối với các loại mật ong còn lại: Không nhỏ hơn 60 g/100 g.
+ Hàm lượng sucrose: Các loại mật ong từ Cỏ linh lăng, các loài cam quýt, dương hòe. chi Hedysarum, loài Banksia menziesii. bạch đàn trắng , các loài Eucryphia lucida, Eucryphia milligani: Không lớn hơn 10 g/100 g. Đối với mật ong từ Cây oải hương (Lavandula spp.), cây mồ hôi (Borago officinalis): Không lớn hơn 15 g/100 g. Các loại mật ong còn lại: Không lớn hơn 5 g/100 g.
+ Hàm lượng đường C-4: Các loại mật ong: Không lớn hơn 7 %.
- Hàm lượng hydroxymetylfurfural:
+ Mật ong sau khi chế biến và/hoặc trộn: Không lớn hơn 40 mg/kg.
+ Mật ong từ các nước hoặc khu vực nhiệt đới: Không lớn hơn 80 mg/ kg.
- Hoạt lực diastasa:
+ Mật ong sau khi chế biến và/hoặc trộn: Không nhỏ hơn 8 đơn vị Schade.
+ Mật ong cỏ hàm lượng enzym tự nhiên thấp: Không nhỏ hơn 3 đơn vị Schade.
- Độ axit tự do: Các loại mật ong: Không lớn hơn 50 mili đương lượng axit/1000 g.
- Độ dẫn điện
+ Mật ong không thuộc cây hạt dẻ và mật ong từ dịch cây và hỗn hợp của chúng và hỗn hợp của các loại mật ong này: Không lớn hơn 0,8 mS/cm.
+ Mật ong của cây hạt dẻ và mật ong từ dịch cây và hỗn hợp của chúng, không kể các loại cây dương mai (Arbutus unedo), chi đỗ quyên (thạch nam) (Erica), chi bạch đàn (Eucalyptus), cây đoạn (Tilia spp.), cây thạch thảo (Calluna vulgaris), cây tràm (tràm trà) (chi Leptospermum và Melaleuca spp.): Không nhỏ hơn 0,8 mS/cm.
+ Không bao gồm: cây dương mai (Arbutus unedo), chi đỗ quyên (thạch nam) (Erica), chi bạch đàn (Eucalyptus), cây đoạn (Tilia spp.), cây thạch thảo (Calluna vulgaris), cây tràm (tràm trà) (chi Leptospermum và Melaleuca spp.).
- Hàm lượng chất rắn không tan trong nước
+ Các loại mật ong không phải là mật ong ép: Không lớn hơn 0,1 g/100 g.
+ Mật ong ép: Không lớn hơn 0,5 g/100 g.
Mật ong phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12605:2019? (Hình từ Internet)
Có các phương pháp phân tích và lấy mẫu mật ong nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12605:2019?
Căn cứ Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12605:2019 quy định phương pháp phân tích và lấy mẫu mật ong như sau:
- Lấy mẫu, theo TCVN 5261:1990
- Chuẩn bị mẫu, theo AOAC 920.180
- Xác định cảm quan, theo TCVN 5262:1990
- Xác định hàm lượng nước, theo TCVN 5263:1990
- Xác định hàm lượng các loại đường:
+ Tổng hàm lượng đường fructose và glucose, theo TCVN 5266:1990
+ Hàm lượng sucrose, theo TCVN 5269:1990
+ Hàm lượng đường C4, theo AOAC 998.12
- Xác định hàm lượng hydroxymetylfurfural, theo TCVN 5270:2008
- Xác định hoạt lực diastasa, theo TCVN 5266:2008
- Xác định độ axit, theo TCVN 5271:2008
- Xác định hàm lượng chất rắn không tan trong nước, theo TCVN 5264:1990
- Xác định độ dẫn điện, theo TCVN 12395:2018
Mật ong phải được bảo quản như thế nào?
Căn cứ Tiểu mục 6.4 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12605:2019 quy định mật ong phải bảo quản như sau:
- Mật ong được bảo quản tại nơi khô ráo, đảm bảo vệ sinh, tránh ánh sáng trực tiếp, không có mùi lạ và ẩm mốc.
- Không xếp chung mật ong với các vật tư, dụng cụ và hóa chất ô nhiễm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp các Luật hết hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào âm lịch? Lập xuân 2025 lúc mấy giờ?
- Dương lịch tháng 12 bắt đầu và kết thúc vào ngày mấy âm? Chi tiết lịch dương tháng 12?
- Có phải chứng từ khấu trừ thuế TNCN chỉ sử dụng dưới dạng điện tử?
- Phân biệt Giáo trình, Sách chuyên khảo, Sách tham khảo, Sách hướng dẫn?