Phút mặc niệm là gì? Phút mặc niệm trong lễ tang cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện khi nào?
Phút mặc niệm là gì?
Hiện nay khái niệm "Phút mặc niệm" được dùng ở khá nhiều văn bản pháp luật như
Nghị định 105/2012/NĐ-CP tổ chức lễ tang cán bộ, công, viên chức
Quyết định 1230/QĐ-BTC năm 2018 về Quy chế tổ chức Lễ tang và tổ chức đoàn viếng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tài chính khi từ trần do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
[...]
Tuy nhiên, hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể về khái niệm "Phút mặc niệm". Trên thực tế, có thể hiểu phút mặc niệm là một khoảng thời gian chiêm nghiệm im lặng, cầu nguyện, suy tư hoặc thiền định. Phút mặc niệm thường được tổ chức để tưởng nhớ đến những người đã mất hoặc những sự kiện lịch sử quan trọng.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Phút mặc niệm là gì? Phút mặc niệm trong lễ tang cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện khi nào? (Hình từ Internet)
Phút mặc niệm trong lễ tang cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện khi nào?
Tại Điều 16 Nghị định 105/2012/NĐ-CP có quy định về lễ truy điệu trong lễ Quốc tang như sau:
Điều 16. Lễ truy điệu
1. Thành phần dự Lễ truy điệu gồm: Ban Lễ tang Nhà nước; Ban Tổ chức Lễ tang; gia đình, người thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần.
2. Vị trí các đoàn dự Lễ truy điệu
a) Gia đình đứng phía bên trái phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài);
b) Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đứng phía bên phải phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài);
c) Các đoàn đại biểu Bộ, Ban, ngành, đối tượng khác, lực lượng túc trực và đội quân nhạc đứng theo sắp xếp của Ban Tổ chức Lễ tang.
3. Chương trình Lễ truy điệu
a) Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ truy điệu;
b) Quân nhạc cử Quốc ca;
c) Trưởng ban Lễ tang Nhà nước đọc lời điếu và tuyên bố phút mặc niệm;
d) Khi mặc niệm, quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”;
đ) Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố kết thúc Lễ truy điệu.
4. Cùng thời gian diễn ra Lễ truy điệu ở Trung ương, lãnh đạo địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần tổ chức Lễ truy điệu tại địa phương.
Tại Điều 19 Nghị định 105/2012/NĐ-CP có quy định về lễ hạ huyệt trong lễ Quốc tang như sau:
Điều 19. Lễ hạ huyệt
1. Sau khi đội công tác di chuyển linh cữu vào vị trí phần mộ, Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ hạ huyệt.
2. Đội công tác làm nhiệm vụ hạ huyệt.
3. Trưởng ban Tổ chức Lễ tang mời lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gia đình bỏ nắm đất đầu tiên và đi quanh phần mộ để vĩnh biệt.
4. Đội công tác tiếp tục hoàn chỉnh phần mộ.
5. Trong khi tiến hành Lễ hạ huyệt và lấp mộ, quân nhạc cử nhạc “Hành khúc tang lễ”.
6. Sau khi lấp mộ xong, Ban Tổ chức Lễ tang dành một phút mặc niệm tiễn biệt người từ trần. Quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ".
Tại Điều 43 Nghị định 105/2012/NĐ-CP có quy định về lễ truy điệu trong lễ tang cấp cao như sau:
Điều 43. Lễ truy điệu
1. Thành phần dự Lễ truy điệu gồm: Ban Tổ chức Lễ tang, đại diện các cơ quan, tổ chức nơi người từ trần đã hoặc đang công tác; địa phương quê hương hoặc nơi cư trú của người từ trần và gia đình, người thân.
2. Vị trí các đoàn dự Lễ truy điệu (theo hướng nhìn lên lễ đài):
a) Gia đình đứng phía bên trái phòng lễ tang;
b) Lãnh đạo cơ quan, địa phương đứng phía bên phải phòng lễ tang;
c) Các đoàn đại biểu khác đứng theo sắp xếp của Ban Tổ chức Lễ tang.
3. Chương trình Lễ truy điệu:
a) Đại điện Ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ truy điệu;
b) Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang đọc lời điếu, tuyên bố phút mặc niệm và kết thúc Lễ truy điệu;
c) Trong khi tiến hành Lễ truy điệu, Quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”.
Như vậy, theo Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về tổ chức lễ tang cán bộ, công, viên chức, có 03 thời điểm tổ chức phút mặc niệm, cụ thể:
[1] Trong Chương trình Lễ truy điệu của lễ Quốc tang
[2] Sau khi lấp mộ xong trong Lễ hạ huyệt của Lễ Quốc tang
[3] Trong chương trình lễ truy điệu của Lễ tang cấp cao
Ca khúc nào được cử hành khi thực hiện phút mặc niệm?
Hiện nay, việc sử dụng ca khúc khi cử hành phút mặc niệm không được quy định cụ thể tại 1 văn bản mà tùy cơ quan, tổ chức, đơn vị sẽ có quy định riêng, đơn cử như:
Tại Quyết định 2157/QĐ-UBND năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long quy định về tổ chức lễ viếng nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Vĩnh Long, ca khúc được cử hành khi thực hiện phút mặc niệm là bài Hồn tử sĩ
Tại Quyết định 41/2016/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Quy định tổ chức Lễ dâng hương Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sỹ chiến dịch Hòa Bình, ca khúc được cử hành khi thực hiện phút mặc niệm là:
- Bài Lãnh tụ ca (khi thực hiện nghi thức dâng hương Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh)
- Bài Chiêu hồn tử sĩ (khi thực hiện nghi thức viếng Nghĩa trang Liệt sỹ chiến dịch Hòa Bình)
[...]
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?