Người có hành vi làm nhục người khác có bị khởi tố hay không nếu không có đơn của bị hại?

Cho tôi hỏi, người có hành vi làm nhục người khác có bị khởi tố hay không nếu không có đơn của bị hại? Nhờ anh chị giải đáp.

Người có hành vi làm nhục người khác bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ quy định khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau

Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;
b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Báo thông tin giả, không đúng sự thật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
d) Gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 hoặc đường dây nóng của cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm;
đ) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”;
e) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không có đủ hồ sơ, tài liệu pháp lý được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc đăng ký theo quy định;
g) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ điều kiện về nguồn nhân lực theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;
h) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ điều kiện về trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ, nhà xưởng, sân bãi theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;
i) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không bảo đảm tiêu chuẩn an ninh, an toàn và các điều kiện về môi trường theo quy định của pháp luật.
...
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm l khoản 2 và điểm e khoản 4 Điều này;
b) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và điểm i khoản 4 Điều này;
c) Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, các điểm d và đ khoản 5 Điều này trừ trường hợp nạn nhân có đơn không yêu cầu;
d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 5 Điều này;
đ) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều này.

Như vậy, người nào làm nhục người khác bằng hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Bên cạnh đó người vi phạm còn phải buộc xin lỗi công khai và cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn.

Trường hợp có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Trường hợp có hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và bị buộc xin lỗi công khai.

Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức có hành vi vi phạm là gấp 2 lần cá nhân

Người có hành vi làm nhục người khác có bị khởi tố hay không nếu không có đơn của bị hại?

Người có hành vi làm nhục người khác có bị khởi tố hay không nếu không có đơn của bị hại? (Hình từ Internet)

Người có hành vi làm nhục người khác có bị khởi tố hay không nếu không có đơn của bị hại?

Căn cứ quy định Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng hình sự 2021 quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Căn cứ quy định Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội làm nhục người khác như sau:

Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
...

Như vậy, đối với tội làm nhục người khác thì chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết nếu như hành vi phạm tội thuộc trường hợp định tội (khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015)

Trường hợp người phạm tội làm nhục người thuộc khoản 2, khoản 3 Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 thì vẫn sẽ bị khởi tố mà không cần phải có yêu cầu của bị hại.

Tội làm nhục người khác bị phạt tù bao nhiêu năm?

Căn cứ quy định Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 bị thay thế bởi khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội làm nhục người khác như sau:

Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, tội làm nhục người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm tuỳ vào mức độ vi phạm.

Bên cạnh đó người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trân trọng!

Tội làm nhục người khác
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội làm nhục người khác
Hỏi đáp Pháp luật
Bôi nhọ danh dự người khác trên tiktok bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt tội làm nhục người khác và tội vu khống theo Bộ luật Hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Dấu hiệu nào để đánh giá cấu thành tội làm nhục người khác theo Bộ luật Hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã bị xử phạt hành chính về hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm nếu tiếp tục vi phạm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Bóc phốt là gì? Livestream bóc phốt người khác trên mạng xã hội có bị xử phạt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Body shaming là gì? Body shaming đến mức độ nào thì bị phạt?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về quyền hình ảnh của cá nhân như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào được dùng hình ảnh người khác mà không cần phải xin phép?
Hỏi đáp Pháp luật
Xúc phạm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có hành vi làm nhục người khác có bị khởi tố hay không nếu không có đơn của bị hại?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội làm nhục người khác
Đinh Khắc Vỹ
4,996 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào