Quy định chung về thiết kế trường trung cấp chuyên nghiệp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4602:2012 phải đảm bảo như thế nào?

Cho hỏi: Quy định chung về thiết kế trường trung cấp chuyên nghiệp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4602:2012 phải đảm bảo như thế nào? Câu hỏi của chị Thân (Thanh Hóa)

Quy định chung về thiết kế trường trung cấp chuyên nghiệp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4602:2012 phải đảm bảo như thế nào?

Căn cứ theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4602:2012 quy định chung về thiết kế trường trung cấp chuyên nghiệp phải đảm bảo như sau:

- Trường trung cấp chuyên nghiệp được xây dựng phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường trung cấp chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.

- Trường trung cấp chuyên nghiệp được tổ chức thành các lớp học theo ngành hoặc chuyên ngành đào tạo và theo khóa học. Mỗi lớp học có không quá 45 người học.

- Trường trung cấp chuyên nghiệp phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.

- Nhà và công trình của trường trung cấp chuyên nghiệp được thiết kế phù hợp với quy định về phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị.

CHÚ THÍCH: Trong cùng một trường cho phép xây dựng các hạng mục có cấp công trình khác nhau, nhưng phải ưu tiên cấp cao nhất cho khối học tập. Đối với các công trình tạm thời và những công trình phụ trợ của nhà trường cho phép thiết kế công trình cấp IV.

- Quy mô của các trường trung cấp chuyên nghiệp phụ thuộc vào loại trường, số lượng ngành nghề đào tạo và được tính toán theo số người học của năm tuyển sinh lớn nhất nhân với số năm đào tạo của khóa học và được lấy theo quy định trong Bảng 1.

- Khi thiết kế trường trung cấp chuyên nghiệp phải tính đến môi trường tiếp cận cho người khuyết tật. Các yêu cầu thiết kế xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng phải tuân theo quy định trong TCXDVN 264:2002.

Bảng 1 – Quy mô của trường trung cấp chuyên nghiệp theo loại trường và ngành nghề đào tạo

Trường trung cấp chuyên nghiệp có các khu chức năng chính là gì theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4602:2012?

Theo Tiểu mục 4.8 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4602:2012 quy định về yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng như sau:

Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng
...
4.8. Trường trung cấp chuyên nghiệp gồm các khu chức năng chính sau:
- Khu học tập;
- Khu hành chính;
- Khu sân trường, bãi tập;
- Khu vệ sinh và hệ tống cấp thoát nước;
- Khu để xe;
- Khu phục vụ đào tạo.
CHÚ THÍCH: Các khối công trình trong các khu vực trên phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị và đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường.
...

Như vậy, theo quy định trên thì trường trung cấp chuyên nghiệp có các khu chức năng chính như sau theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4602:2012:

- Khu học tập;

- Khu hành chính;

- Khu sân trường, bãi tập;

- Khu vệ sinh và hệ tống cấp thoát nước;

- Khu để xe;

- Khu phục vụ đào tạo.

CHÚ THÍCH: Các khối công trình trong các khu vực trên phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị và đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường.

Quy định chung về thiết kế trường trung cấp chuyên nghiệp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4602:2012 phải đảm bảo như thế nào?

Quy định chung về thiết kế trường trung cấp chuyên nghiệp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4602:2012 phải đảm bảo như thế nào? (Hình từ Internet)

Yêu cầu chiếu sáng, kỹ thuật điện và điện nhẹ đối với trường trung cấp chuyên nghiệp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4602:2012?

Căn cứ theo Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4602:2012 quy định về yêu cầu chiếu sáng, kỹ thuật điện và điện nhẹ đối với trường trung cấp chuyên nghiệp như sau:

- Thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho các phòng trong trường phải tuân theo những quy định trong TCXD 29:1991. Hệ số chiếu sáng tự nhiên và cách xác định các nguồn sáng của các loại phòng học, phòng thí nghiệm phải lấy theo yêu cầu, tính chất từng công việc của ngành học để tính toán.

- Phải tận dụng tối đa chiếu sáng tự nhiên với hướng ánh sáng tốt nhất. Khi bố trí bàn ghế, dụng cụ thí nghiệm phải bảo đảm chiếu sáng tự nhiên từ phía trái người học.

CHÚ THÍCH:

Cho phép được thiết kế chiếu sáng nhân tạo đối với các loại phòng không phải là phòng học;

Cho phép được thiết kế chiếu sáng nhân tạo bổ sung từ phía phải và phía sau của người học.

- Cho phép thiết kế chiếu sáng tự nhiên qua hành lang giữa khi:

+ Lấy sáng tự nhiên một đầu khi chiều dài hành lang không quá 20 m;

+ Lấy sáng tự nhiên hai đầu khi chiều dài hành lang không quá 40 m;

+ Khi hành lang dài quá 40 m phải thiết kế các khoang lấy ánh sáng có chiều rộng không nhỏ hơn 3 m. Khoảng cách giữa các khoang ngoài cùng tới đầu hồi lấy từ 20 m đến 25 m.

- Khi thiết kế chiếu sáng nhân tạo phải tuân theo những quy định của TCXD 16:1986.

- Trong các ngôi nhà, công trình của khu vực học tập cần bố trí các tủ và bảng điện ở từng tầng nhà với diện tích rộng từ 8 m2 đến 12 m2.

- Khi sử dụng đèn huỳnh quang để chiếu sáng trong các phòng học, giảng đường thì phải có chụp để hạn chế độ chói lóa bề mặt.

CHÚ THÍCH: Chiều cao treo đèn, khoảng cách từ đèn đến bảng và góc chiếu của đèn phải bố trí hợp lý, bảo đảm ánh sáng phân bố đều trên toàn mặt bảng.

- Cấp điện áp danh định trong trường phải là 220V/380V hoặc 127V/220V, xoay chiều 3 pha 4 dây. Có thể sử dụng điện áp cao cho một số phòng thí nghiệm đặc biệt hoặc những máy móc có động cơ lớn nhưng phải bảo đảm an toàn theo quy định của ngành điện lực. Khi có yêu cầu sử dụng dòng điện một chiều thì phải thiết kế theo yêu cầu công nghệ.

- Lắp đặt thiết bị và các đường dây điện trong trường phải tuân theo những quy định trong TCVN 7447

- Đường dây dẫn điện vào công trình có thể dùng cáp ngầm hoặc đường dây trần. Đường dây dẫn điện trong các phòng học tập nên đặt ngầm hoặc đặt vào trong các ống nhựa đặt nổi ở tường, trần.

- Yêu cầu thiết kế hệ thống chống sét phải phù hợp với điều kiện dông, sét và điện trở suất của từng địa phương và tuân theo các quy định trong TCVN 9385:2012.

- Hệ thống điện nhẹ trong trường bao gồm:

+ Hệ thống điện thoại: nội bộ và liên tỉnh.

+ Hệ thống điện truyền thanh: nội bộ và liên tỉnh.

+ Hệ thống đồng hồ đo điện, chuông báo hiệu giờ học.

+ Hệ thống tín hiệu bảo vệ, báo cháy, sự cố

+ Hệ thống thiết bị âm thanh trong hội trường và các giảng đường lớn trên 150 chỗ. Hệ thống tín hiệu và bảo vệ;

+ Hệ thống internet;

+ Hệ thống truyền hình.

- Thiết kế, lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình phải đảm bảo an toàn, thuận tiện cho việc khai thác sử dụng và đấu nối với các dịch vụ của các nhà cung cấp, có khả năng thay thế, sửa chữa và phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu tới các đường ống kỹ thuật khác.

- Phòng máy tính kết nối internet phải đáp ứng nhu cầu khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ, giáo viên và người học; có biện pháp hỗ trợ người học tiếp cận với công nghệ thông tin.

- Cần thiết kế bố trí các ổ điện ở khu vực thuận lợi cho việc dạy và học.

- Công trình thông tin liên lạc khác và công trình điện nhẹ phải có nối tiếp đất bảo vệ, tiếp đất công tác cho thiết bị và mạng.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Trần Cao Kỵ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào