Có phải tất cả giáo viên tiểu học đều được tham gia công đoàn không?

Cho hỏi: Có phải tất cả giáo viên tiểu học đều được tham gia công đoàn không? Câu hỏi của chị Thảo (Phú Yên)

Để trở thành giáo viên tiểu học trường công lập cần phải có trình độ đào tạo như thế nào?

Căn cứ theo Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo cụ thể như sau:

Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
...

Như vậy, theo quy định trên thì để trở thành giáo viên tiểu học trường công lập thì đầu tiên cần phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Có phải tất cả giáo viên tiểu học đều được tham gia công đoàn không?

Có phải tất cả giáo viên tiểu học đều được tham gia công đoàn không? (Hình từ Internet)

Có phải tất cả giáo viên tiểu học đều được tham gia công đoàn không?

Căn cứ theo Điều 3 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định về đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Đại hội công đoàn Việt Nam lần thứ 12) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 như sau:

Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam
3.1. Đối tượng gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam
Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động đang hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm:
...
3.2. Đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam
a. Người nước ngoài lao động tại Việt Nam;
b. Người lao động làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, bao gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty;
c. Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
d. Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp;
đ. Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án;
...

Như vậy, theo quy định trên thì không phải tất cả giáo viên tiểu học đều được tham gia công đoàn mà đối với trường hợp là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực nhà nước thì sẽ không được tham gia công đoàn.

Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trường công lập như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm như sau:

Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
1. Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
...

Theo đó, thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trường công lập trong năm học là 42 tuần.

Trong đó:

- 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

- 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

- 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.

- 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Trân trọng!

Giáo viên
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giáo viên
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng 2 từ 15/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 13/2024/TT-BGTĐT quy định về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng, chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh có được giảm định mức tiết dạy không?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch dạy học có phải là giáo án không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên chuyển công tác ra khỏi địa bàn khó khăn có được trợ cấp một lần không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng phụ trách Đội hạng 1 kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý không dạy 2 tiết/tuần được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được tính vào thời gian làm việc đối với bồi dưỡng nâng cao trình độ của giáo viên THCS, THPT?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi giữa kì 1 Toán 7 có đáp án năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ trình xin kinh phí tổ chức ngày 20 11 mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên cần có bao nhiêu sáng kiến để được tặng bằng khen cấp tỉnh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giáo viên
Nguyễn Trần Cao Kỵ
826 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào