Trong vụ án lao động các biện pháp khẩn cấp tạm thời nào được áp dụng?

Cho hỏi: Trong vụ án lao động các biện pháp khẩn cấp tạm thời nào được áp dụng? Câu hỏi của anh Tuấn (Thái Bình)

Trong vụ án lao động các biện pháp khẩn cấp tạm thời nào được áp dụng?

Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 7 Phần 1 Hướng dẫn 92/HD-TLĐ năm 2023 quy định về việc đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:

ĐỀ NGHỊ TÒA ÁN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
1. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng trong các vụ án lao động
Trong quá trình tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án lao động, CBCĐ hướng dẫn, hỗ trợ NLĐ hoặc trực tiếp đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau:
- Buộc NSDLĐ tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho NLĐ. Biện pháp này được áp dụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ về tiền lương, tiền bảo hiểm, tiền bồi thường, tiền trợ cấp, chăm sóc sức khỏe theo quy định của pháp luật.
- Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ, quyết định sa thải NLĐ. Biện pháp này được áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến đơn phương chấm dứt HĐLĐ, sa thải NLĐ thuộc trường hợp NSDLĐ không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ hoặc không được xử lý kỷ luật sa thải đối với NLĐ theo quy định của pháp luật về lao động.
...

Theo đó, trong các vụ án lao động các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây sẽ được áp dụng khi cần thiết, cụ thể:

- Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

- Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, sa thải người lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc không được xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động.

Trong các vụ án lao động các biện pháp khẩn cấp tạm thời nào được áp dụng?

Trong vụ án lao động các biện pháp khẩn cấp tạm thời nào được áp dụng? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp vụ án lao động được quy định như thế nào?

Theo Điều 180 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp vụ án lao động như sau:

- Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

- Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.

- Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.

- Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

- Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.

Khi giải quyết tranh chấp vụ án lao động các bên có quyền rút yêu cầu của mình không?

Căn cứ theo Điều 182 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp lao động cụ thể như sau:

Quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp lao động
1. Trong giải quyết tranh chấp lao động, các bên có quyền sau đây:
a) Trực tiếp hoặc thông qua đại diện để tham gia vào quá trình giải quyết;
b) Rút yêu cầu hoặc thay đổi nội dung yêu cầu;
c) Yêu cầu thay đổi người tiến hành giải quyết tranh chấp lao động nếu có lý do cho rằng người đó có thể không vô tư hoặc không khách quan.
2. Trong giải quyết tranh chấp lao động, các bên có nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình;
b) Chấp hành thỏa thuận đã đạt được, quyết định của Ban trọng tài lao động, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên thì khi giải quyết tranh chấp vụ án lao động một trong các bên được quyền rút yêu cầu của mình theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Tranh chấp lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tranh chấp lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Những ai có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích?
Hỏi đáp Pháp luật
Có mấy loại tranh chấp lao động? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Định nghĩa tranh chấp lao động? Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Phân biệt tranh chấp lao động tập thể về quyền với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi giải quyết tranh chấp vụ án lao động cần phải lưu ý liên quan đến thời hiệu yêu cầu Tòa án như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong vụ án lao động các biện pháp khẩn cấp tạm thời nào được áp dụng?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn người lao động ủy quyền cho Công đoàn cơ sở tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án tranh chấp lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục sơ thẩm?
Hỏi đáp Pháp luật
Bên nào chi trả án phí vụ án tranh chấp lao động sơ thẩm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tranh chấp lao động
Nguyễn Trần Cao Kỵ
1,053 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào