Hướng dẫn người lao động ủy quyền cho Công đoàn cơ sở tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án tranh chấp lao động?
Tranh chấp lao động cá nhân có cần hòa giải trước khi khởi kiện ra Tòa án không?
Căn cứ Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động như sau:
Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
...
Như vậy, theo quy định trên thì tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết.
Tuy nhiên, đối với một số trường hợp tranh chấp lao động sau đây sẽ không phải thông qua thủ tục hòa giải mà vẫn có thể khởi kiện tại tòa án:
- Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
- Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động.
- Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động.
- Về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
Hướng dẫn người lao động ủy quyền cho Công đoàn cơ sở tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án tranh chấp lao động? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn người lao động ủy quyền cho Công đoàn cơ sở tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án tranh chấp lao động?
Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 3 Phần 1 Hướng dẫn 92/HD-TLĐ năm 2023 có hướng dẫn người lao độn ủy quyền cho Công đoàn cơ sở tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án tranh chấp lao động như sau:
+ Đối với người lao động: Làm giấy ủy quyền cho Công đoàn thực hiện việc khởi kiện vụ án lao động (trực tiếp ký đơn khởi kiện) theo quy định tại khoản 2 Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án các cấp.
Có thể tham khảo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Hướng dẫn 92/HD-TLĐ năm 2023: Tại đây!
+ Trong trường hợp có nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động, trong cùng một doanh nghiệp, đơn vị thì họ được ủy quyền cho một đại diện của Công đoàn thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Việc ủy quyền của người lao động cho Công đoàn cần được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng.
Giấy ủy quyền phải quy định rõ các nội dung ủy quyền, kể cả việc ủy quyền ký đơn khởi kiện, đơn khởi kiện bổ sung, ủy quyền tham gia quá trình giải quyết vụ án lao động, việc lao động tại Tòa án các cấp, bao gồm cả kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm.
Trường hợp người lao động làm giấy ủy quyền cho Công đoàn cơ sở và Công đoàn cơ sở muốn ủy quyền lại cho công đoàn cấp trên tham gia tố tụng (nếu Công đoàn cơ sở không tham gia được) thì nội dung giấy ủy quyền cần ghi rõ người nhận ủy quyền được phép ủy quyền cho người thứ ba thực hiện các hoạt động đại diện cho người lao động tham gia tố tụng.
Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là bao lâu?
Căn cứ Điều 190 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động như sau:
Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động
1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
2. Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
3. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
4. Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Theo đó, thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?