Tổ chức trung tâm tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động trong việc giải quyết các vụ án tranh chấp lao động khi nào?

Cho hỏi: Tổ chức trung tâm tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động trong việc giải quyết các vụ án tranh chấp lao động khi nào? Câu hỏi của anh Châu (Hạ Long)

Trung tâm tư vấn pháp luật có những hoạt động tư vấn nào?

Theo Điều 3 Thông tư 01/2010/TT-BTP quy định về trung tâm tư vấn pháp luật có những hoạt động tư vấn sau đây:

- Hướng dẫn, giải đáp pháp luật;

- Tư vấn, cung cấp ý kiến pháp lý;

- Soạn thảo đơn, hợp đồng, di chúc và các giấy tờ khác;

- Cung cấp văn bản pháp luật, thông tin pháp luật;

- Đại diện ngoài tố tụng cho người được tư vấn pháp luật để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Tổ chức trung tâm tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động trong việc giải quyết các vụ án tranh chấp lao động khi nào?

Tổ chức trung tâm tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động trong việc giải quyết các vụ án tranh chấp lao động khi nào? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật gồm những gì?

Đầu tiên, căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 77/2008/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Nghị định 05/2012/NĐ-CP quy định về đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật như sau:

Đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Trung tâm tư vấn pháp luật đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp, nơi đặt trụ sở của Trung tâm. Khi đăng ký hoạt động, Trung tâm tư vấn pháp luật gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.
Hồ sơ đăng ký hoạt động gồm có:
a) Đơn đăng ký hoạt động;
b) Quyết định của tổ chức chủ quản về việc thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật; về việc cử Giám đốc của Trung tâm tư vấn pháp luật;
c) Dự thảo quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn do tổ chức chủ quản ban hành;
d) Danh sách kèm theo hồ sơ của người được đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật, của luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm tư vấn pháp luật; trong trường hợp từ chối, phải thông báo lý do bằng văn bản.
đ) Giấy tờ xác nhận về trụ sở
...

Đồng thời, tại Điều 5 Thông tư 01/2010/TT-BTP được sửa đổi bởi khoản 1 và bị bãi bỏ bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư 19/2011/TT-BTP quy định về đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật như sau:

Đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Hồ sơ đăng ký hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 77/2008/NĐ-CP do Trung tâm tư vấn pháp luật nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp, nơi dự kiến đặt trụ sở của Trung tâm; số lượng hồ sơ là 01 bộ.
2. Đơn đăng ký hoạt động theo Mẫu TP-TVPL-01 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Hồ sơ của người được đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật;
b) Bản sao Bằng cử nhân luật;
c) Giấy xác nhận về thời gian công tác pháp luật của người được đề nghị.
...

Theo đó, hồ sơ đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật bao gồm những giấy tờ sau đây:

- Đơn đăng ký hoạt động theo mẫu: Tải về!

- Quyết định của tổ chức chủ quản về việc thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật; về việc cử Giám đốc của Trung tâm tư vấn pháp luật.

- Dự thảo quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn do tổ chức chủ quản ban hành.

- Giấy đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.

- Bản sao hợp đồng lao động ký kết giữa luật sư và Trung tâm, hoặc văn bản cam kết của tổ chức chủ quản về việc tuyển dụng luật sư đó làm việc tại Trung tâm trong trường hợp chưa ký hợp đồng lao động.

- Danh sách người được đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật, của luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm.

Tổ chức trung tâm tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động trong việc giải quyết các vụ án tranh chấp lao động khi nào?

Căn cứ theo Mục 4 Phần 4 Hướng dẫn 92/HD-TLĐ năm 2023 quy định về trung tâm, văn phòng tư vấn pháp luật, trung tâm tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động cụ thể như sau:

TRUNG TÂM, VĂN PHÒNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT, TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Thực hiện khởi kiện, yêu cầu giải quyết vụ án lao động, việc lao động tại Tòa án khi được NLĐ, tập thể lao động, CĐCS, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ủy quyền, đề nghị; đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ theo sự phân công của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2. Chủ động đề xuất với Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng của cán bộ tư vấn pháp luật, hình thành đội ngũ cán bộ có đủ năng lực thực hiện khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án lao động, việc lao động tại Tòa án.
3. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ của trung tâm, văn phòng tư vấn pháp luật, trung tâm tư vấn pháp luật và hỗ trợ NLĐ để đoàn viên, NLĐ biết, đề nghị tư vấn, hỗ trợ khi có nhu cầu.

Theo đó, tổ chức trung tâm tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động trong việc giải quyết các vụ án tranh chấp lao động khi được người lao động, tập thể lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ủy quyền, đề nghị.

Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động theo sự phân công của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Trân trọng!

Tư vấn pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tư vấn pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm kỳ 2018-2023, số tổ tư vấn pháp luật tại cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức trung tâm tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động trong việc giải quyết các vụ án tranh chấp lao động khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đăng ký kinh doanh ngành nghề tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trung tâm, chi nhánh tư vấn pháp luật khi có về phạm về hoạt động có hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Những hành vi vi phạm quy định về hoạt động tư vấn pháp luật và chế tài xử lý?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tư vấn pháp luật
Nguyễn Trần Cao Kỵ
1,321 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tư vấn pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tư vấn pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào