Hướng dẫn cách xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục sơ thẩm?
Tranh chấp lao động có mấy loại?
Theo Điều 179 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc tranh chấp lao động như sau:
Tranh chấp lao động
1. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Các loại tranh chấp lao động bao gồm:
a) Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
b) Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.
...
Theo đó, tranh chấp lao động hiện nay được chia thành 02 loại:
- Tranh chấp lao động cá nhân.
- Tranh chấp lao động tập thể.
Hướng dẫn cách xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục sơ thẩm? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục sơ thẩm?
Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 4 Hướng dẫn 92/HD-TLĐ năm 2023 quy định về việc hướng dẫn cách xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục sơ thẩm như sau:
Khi xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động, cán bộ Công đoàn cần xác định Tòa án theo cấp (Tòa án cấp huyện hay cấp tỉnh) và Tòa án theo lãnh thổ (Tòa án địa phương nào).
Thẩm quyền của Tòa án các cấp trong việc giải quyết các tranh chấp lao động được quy định tại khoản 1, 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; khoản 1 Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, điểm a khoản 4 Điều 38 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Cụ thể:
- Trường hợp các đương sự không có thỏa thuận về việc lựa chọn Tòa án:
+ Tranh chấp lao động có đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài: Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, nơi bị đơn cư trú, làm việc (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức).
+ Các tranh chấp lao động còn lại: Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức).
- Trường hợp các đương sự có thoả thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn (nếu nguyên đơn là cá nhân) hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn (nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức): Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp lao động là Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn.
- Trường hợp nguyên đơn lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp lao động trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn có thẩm quyền giải quyết.
Vụ án tranh chấp lao động nào không cần phải thông qua phương thức hòa giải?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các vụ án tranh chấp lao động không cần phải thông qua phương thức hòa giải, bao gồm:
- Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
- Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
- Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
- Về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm;
- Về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
- Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Danh sách 56 đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025?
- Ngày 25 tháng 11 âm là ngày bao nhiêu dương 2024? Người lao động được nghỉ hưởng lương vào ngày này không?
- Mẫu bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú mới nhất 2024?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?