Tư pháp là gì? Cơ quan tư pháp ở Việt Nam gồm những cơ quan nào?
Tư pháp là gì?
Trong các văn bản pháp luật hiện nay thì chưa có định nghĩa cụ thể cho tư pháp là gì, tuy nhiên, để hiểu được tư pháp là gì thì có thể tham khảo các nội dung sau:
Theo từ điển luật học thì tư pháp được định nghĩa như sau:
- Theo thuyết tam quyền phân lập, tư pháp là một trong ba quyền của quyền lực nhà nước: lập pháp (làm pháp luật, ban hành pháp luật); hành pháp (thi hành pháp luật) và tư pháp (giữ gìn, bảo vệ pháp luật, xử lý các việc vi phạm pháp luật). Theo quan điểm của nhà nước Việt Nam, tư pháp chỉ công việc tổ chức giữ gìn, bảo vệ pháp luật.
- Tư pháp còn là từ chung chỉ các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử hoặc tên cơ quan làm các nhiệm vụ về hành chính tư pháp. Ví dụ: Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp...
Ngoài ra, tư pháp còn có thể hiểu theo 02 nghĩa rộng và hẹp như sau:
- Theo nghĩa rộng: Tư pháp là toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét xử các vụ án theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Theo nghĩa hẹp: Tư pháp là hoạt động xét xử của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm giải quyết các vụ án theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Tư pháp là gì? Cơ quan tư pháp ở Việt Nam gồm những cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Vai trò của tư pháp là gì?
Tư pháp là một trong ba quyền lực nhà nước, cùng với lập pháp và hành pháp. Tư pháp có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và pháp chế xã hội chủ nghĩa. Vai trò của tư pháp được thể hiện cụ thể như sau:
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức: Tư pháp là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ án, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức khi bị xâm hại. Tư pháp góp phần đảm bảo cho mọi người dân được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, được sống trong một xã hội công bằng, công lý.
- Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và pháp chế xã hội chủ nghĩa: Tư pháp góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và pháp chế xã hội chủ nghĩa bằng việc áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án, nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
- Đảm bảo công bằng, công lý, trật tự kỷ cương xã hội: Tư pháp góp phần đảm bảo công bằng, công lý, trật tự kỷ cương xã hội bằng việc giải quyết các vụ án một cách công tâm, khách quan, đúng pháp luật. Tư pháp góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Cơ quan tư pháp ở Việt Nam gồm những cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 102 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 102.
1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
2. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.
3. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Đồng thời tại Điều 107 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 107.
1. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
2. Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định.
3. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Theo đó, cơ quan tư pháp của Việt Nam gồm có:
- Tòa án nhân dân các cấp thực hiện quyền tư pháp;
- Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện giám sát hoạt động tư pháp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?