Tội khai thác khoáng sản trái phép theo quy định của Bộ luật Hình sự như thế nào?

Cho tôi hỏi tội khai thác khoáng sản trái phép theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015? Câu hỏi từ chị Hòa (Phú Yên)

Khai thác khoáng sản là gì?

Căn cứ khoản 1 khoản 2 Điều 2 Luật Khoáng sản 2010 bổ sung bởi khoản 1 Điều 8 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
...
7. Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.
...

Như vậy, khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng vật, khoảng chất có ích được tích tụ tự nhiên, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.

Tội khai thác khoáng sản trái phép theo quy định của Bộ luật Hình sự như thế nào?

Tội khai thác khoáng sản trái phép theo quy định của Bộ luật Hình sự như thế nào? (Hình từ Internet)

Hành vi khai thác khoáng sản không được cấp phép thì bị xử phạt bao nhiêu?

Căn cứ Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi điểm a điểm b khoản 22 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định hành vi khai thác khoáng sản không được cấp giấy phép thì bị xử phạt như sau:

Hành vi vi phạm

Mức xử phạt

Biện pháp khắc phục hậu quả

Hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

- Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm đến dưới 10 m3;

- Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 10 m3 đến dưới 20 m3;

- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 20 m3 đến dưới 30 m3;

- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác từ 30 m3 đến dưới 40 m3;

- Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 40 m3 đến dưới 50 m3;

- Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50 m3 trở lên.

Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản trong trường hợp chưa bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy; tịch thu phương tiện sử dụng vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm;

Hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, khai thác khoáng sản khác

- Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

- Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản trong trường hợp chưa bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy; tịch thu phương tiện sử dụng vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm;

Hành vi khai thác khoáng sản là vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại

- Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai dưới 100 tấn;

- Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 100 tấn đến dưới 200 tấn;

- Từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 200 tấn đến dưới 300 tấn;

- Từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 300 tấn đến dưới 400 tấn;

- Từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 400 tấn đến dưới 500 tấn;

- Từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 500 tấn trở lên.

Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản trong trường hợp chưa bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy; tịch thu phương tiện sử dụng vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm;

Ngoài ra, cá nhân có hành vi vi phạm buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Buộc thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn;

- Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh trong trường hợp có hành vi vi phạm quy định;

- Đối với hành vi khai thác khoáng sản không có giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thì áp dụng mức phạt tiền cao nhất của khung phạt tương ứng với từng mức phạt theo quy định.

- Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật là khoáng sản có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định trong trường hợp đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.

Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính như sau:

- Mức xử phạt trên áp dụng đối với cá nhân.

- Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân.

- Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Tội khai thác khoáng sản trái phép theo quy định của Bộ luật Hình sự như thế nào?

Tội khai thác khoáng sản trái phép theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 là hành vi liên quan đến việc khai thác các tài nguyên khoáng sản mà không có giấy phép hoặc vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ môi trường, và quản lý tài nguyên khoáng sản.

Căn cứ Điều 227 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm a khoản 54 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên như sau:

Đối với cá nhân

- Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với các hành vi vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

- Phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với các hành vi sau:

+ Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên;

+ Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

+ Có tổ chức;

+ Gây sự cố môi trường;

+ Làm chết người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

Đối với pháp nhân thương mại

- Phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng đối với các hành vi sau nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:

+ Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi:

+ Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên;

+ Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

+ Có tổ chức;

+ Gây sự cố môi trường;

+ Làm chết người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trân trọng!

Khai thác khoáng sản
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khai thác khoáng sản
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo định kỳ kết quả hoạt động khai thác khoáng sản như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo phương thức nào?
Hỏi đáp pháp luật
Khai thác khoáng sản là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung giấy phép khai thác khoáng sản được điều chỉnh trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính nhưng chưa được cấp giấy phép thì có được chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động khai thác khoáng sản như thế nào sẽ được miễn phí bảo vệ môi trường?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục khai thác tận thu khoáng sản cần những giấy tờ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Không có giấy phép khai thác khoáng sản mà tự ý khai thác cát dưới lòng sông thì bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội khai thác khoáng sản trái phép theo quy định của Bộ luật Hình sự như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trả lại giấy phép khai thác khoáng sản cho UBND thì có được hưởng quyền lợi gì không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khai thác khoáng sản
Phan Vũ Hiền Mai
1,974 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Khai thác khoáng sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào