Mẫu văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mới nhất hiện nay? Hồ sơ khôi phục mã số thuế bao gồm những giấy tờ gì?
Mẫu văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mới nhất hiện nay?
Tại Mẫu số 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC có quy định mẫu văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế như sau:
Xem chi tiết mẫu văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC tại đây.
Khi nào được khôi phục mã số thuế?
Tại Điều 40 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định về khôi phục mã số thuế như sau:
Khôi phục mã số thuế
1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh nếu được khôi phục tình trạng pháp lý theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì đồng thời được khôi phục mã số thuế.
2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế nộp hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong các trường hợp sau đây:
a) Được cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;
b) Khi có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh sau khi đã có hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi đến cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế chưa ban hành thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
c) Khi cơ quan thuế có thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng chưa bị thu hồi giấy phép và chưa bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
3. Mã số thuế được tiếp tục sử dụng trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày quyết định khôi phục tình trạng pháp lý của cơ quan đăng ký kinh doanh có hiệu lực hoặc ngày cơ quan thuế thông báo khôi phục mã số thuế.
4. Hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế bao gồm:
a) Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế;
b) Các giấy tờ khác có liên quan.
Như vậy, người nộp thuế được khôi phục mã số thuế khi:
Trường hợp 1: Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh nếu được khôi phục tình trạng pháp lý.
Trường hợp 2: Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế nộp hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp nếu:
- Được cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;
- Khi có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh sau khi đã có hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi đến cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế chưa ban hành thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
- Khi cơ quan thuế có thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng chưa bị thu hồi giấy phép và chưa bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Mẫu văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mới nhất hiện nay? Hồ sơ khôi phục mã số thuế bao gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ khôi phục mã số thuế bao gồm những giấy tờ gì?
Tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 105/2020/TT-BTC có quy định hồ sơ khôi phục mã số thuế bao gồm những giấy tờ sau:
Trường hợp 1: Người nộp thuế thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy phép tương đương, cơ quan thuế đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế, nhưng sau đó cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi.
Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mẫu số 25/ĐK-TCT
- Bản sao văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương của cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp 2: Sau khi cơ quan thuế có Thông báo về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng chưa bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương và chưa bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì:
Người nộp thuế nộp Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mẫu số 25/ĐK-TCT tại đây đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày cơ quan thuế ban hành Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định.
Trường hợp 3: Người nộp thuế thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế khi có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh sau khi đã nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi đến cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế chưa ban hành Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì:
Người nộp thuế nộp Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mẫu số 25/ĐK-TCT tại đây đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày cơ quan thuế ban hành Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Trường hợp 4: Người nộp thuế đã nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế do chia, hợp nhất, sáp nhập đến cơ quan thuế sau đó có văn bản hủy Quyết định chia, hợp đồng sáp nhập, hợp đồng hợp nhất và cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã chưa chấm dứt hoạt động đối với doanh nghiệp, hợp tác xã bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất thì:
Người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày cơ quan thuế ban hành Thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mẫu số 25/ĐK-TCT
- Bản sao văn bản hủy bỏ Quyết định chia, Hợp đồng sáp nhập, Hợp đồng hợp nhất.
Người nộp thuế phải hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế, hóa đơn theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 126/2020/NĐ-CP trước khi khôi phục mã số thuế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2024)?
- 12 dịch vụ tại cảng biển thuộc diện kê khai giá từ ngày 15/01/2025?
- Mẫu đơn giải trình Đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2024?
- Tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu huyện và thành phố? Tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh nào?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào? Ngày Lập xuân bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?