Cơ cấu tổ chức của trường tiểu học công lập được quy định như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của trường tiểu học công lập được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định cơ cấu tổ chức của trường tiểu học:
Cơ cấu tổ chức của trường tiểu học
Cơ cấu tổ chức trường tiểu học gồm: hội đồng trường; hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỉ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức Công đoàn; tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn; tổ văn phòng; lớp học sinh.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của trường tiểu học công lập gồm:
- Hội đồng trường;
- Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng;
- Hội đồng thi đua khen thưởng;
- Hội đồng kỉ luật;
- Hội đồng tư vấn;
- Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Tổ chức Công đoàn;
- Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
- Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh;
- Các tổ chuyên môn;
- Tổ văn phòng;
- Lớp học sinh.
Cơ cấu tổ chức của trường tiểu học công lập được quy định như thế nào? (Hình từ In ternet)
Có các loại hình trường, lớp tiểu học nào?
Căn cứ Điều 4 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định các loại hình trường, lớp tiểu học như sau
(1) Trường tiểu học được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục.
- Trường tiểu học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu.
- Trường tiểu học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
(2) Lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt gồm:
- Lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học.
- Lớp tiểu học trong trường phổ thông dân tộc bán trú.
- Lớp tiểu học trong cơ sở giáo dục dành cho trẻ em khuyết tật.
- Lớp tiểu học trong trường giáo dưỡng.
(3) Cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học:
- Trung tâm học tập cộng đồng;
- Lớp dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đi học ở trường;
- Lớp dành cho trẻ khuyết tật.
Trường tiểu học có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Tại Điều 3 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định trường tiểu học có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục;
- Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cần đạt theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Thực hiện giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tại địa bàn.
- Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động và tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đến trường.
- Nhận bảo trợ và quản lý các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cần đạt theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Thực hiện lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Triển khai thực hiện sách giáo khoa và nội dung giáo dục của địa phương theo quyết định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);
- Thực hiện tự chủ chuyên môn trong tổ chức các hoạt động giáo dục tại trường tiểu học.
- Thực hiện tự kiểm định chất lượng và đảm bảo chất lượng giáo dục theo quy định.
- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Quản lý và sử dụng đất, tài chính và tài sản của nhà trường theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện các hoạt động giáo dục.
- Tổ chức cho giáo viên, người lao động và học sinh tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.
- Xây dựng môi trường văn hoá - giáo dục trong nhà trường, tham gia xây dựng môi trường văn hoá - giáo dục ở địa phương.
- Được tiếp nhận các khoản tài trợ, viện trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với nhà trường theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Phú Yên hiện nay là bao nhiêu mét vuông?
- Mẫu báo cáo tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng 2024?
- Trangnguyen.edu.vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 6 năm 2024 - 2025? Vào thi vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt thế nào? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Lịch nghỉ Tết 2025 của học sinh 63 tỉnh thành theo vùng miền (Tết Ất Tỵ)?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?