Nội dung về đào tạo lao động có bắt buộc phải ghi vào hợp đồng lao động?

Cho hỏi: Nội dung về đào tạo lao động có bắt buộc phải ghi vào hợp đồng lao động? Câu hỏi của chị Thanh Hiền (Thuận An)

Nội dung về đào tạo lao động có bắt buộc phải ghi vào hợp đồng lao động?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nội dung hợp đồng lao động cụ thể như sau:

Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
...

Theo đó, nội dung về đào tạo lao động về bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề là một trong các nội dung bắt buộc phải ghi vào hợp đồng lao động khi giao kết hợp đồng.

Do đó, các bên cần phải thoả thuận vấn đề đào tạo lao động trong hợp đồng lao động.

Nội dung về đào tạo lao động có bắt buộc phải ghi vào hợp đồng lao động?

Nội dung về đào tạo lao động có bắt buộc phải ghi vào hợp đồng lao động? (Hình từ Internet)

Người sử dụng lao động phải đào tạo lao động để làm việc cho mình như thế nào?

Theo Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 quy định về người sử dụng lao động phải đào tạo lao động để làm việc cho mình như sau:

- Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.

- Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.

- Người sử dụng lao động tuyển người vào đào tạo lao động để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

- Không được thu học phí.

- Phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.

- Người được đào tạo lao động phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề.

- Người được đào tạo lao động thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.

- Trong thời gian được đào tạo lao động nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.

- Hết thời hạn đào tạo lao động, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.

Doanh nghiệp có phải trả lương cho người lao động trong thời gian đào tạo không?

Căn cứ theo Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương như sau:

Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
1. Nghỉ giữa giờ quy định khoản 2 Điều 64 Nghị định này.
2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.
3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
4. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động.
5. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
6. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.
...

Theo đó, nếu doanh nghiệp tổ chức đào tạo, tập huấn trong thời gian làm việc bình thường thì được xem là thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có trả lương.

Do đó, doanh nghiệp vẫn phải trả lương cho người lao động trong thời gian đào tạo này.

Trân trọng!

Hợp đồng lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hợp đồng lao động
Hỏi đáp Pháp luật
HR là bộ phận gì? Bộ phận HR có quyền giao kết hợp đồng lao động hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các chủ thể có quyền giao kết hợp đồng lao động? Việc giao kết hợp đồng lao động được tiến hành dựa trên những nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng lao động là gì? Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử phải có những nội dung chủ yếu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Không thử việc khi giao kết hợp đồng lao động nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có được tạm hoãn hợp đồng lao động khi đi nghĩa vụ quân sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có hợp đồng lao động xác định thời hạn có thể được xem là cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạm hoãn hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài có bị thu hồi giấy phép lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng 111 là hợp đồng gì? Điều kiện ký kết hợp đồng 111 hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hợp đồng lao động
Nguyễn Trần Cao Kỵ
1,791 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào