Doanh nghiệp thoái vốn là gì? Các hình thức doanh nghiệp thoái vốn hiện nay?
Doanh nghiệp thoái vốn là gì? Các hình thức doanh nghiệp thoái vốn hiện nay?
Theo các quy định pháp luật hiện nay thì vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về việc thế nào là thoái vốn hay doanh nghiệp thoái vốn. Tuy nhiên, đây là một thuật ngữ được sử dụng thông dụng trong linh doanh và có thể hiểu theo cách thông thường như sau:
- Thoái vốn (Divestment) là thuật ngữ đối lập với đầu tư và thường xảy ra khi một tài sản hoặc một bộ phận của công ty con không hoạt động như mong đợi.
- Thoái vốn là hoạt động nhằm giảm bớt một số loại tài sản cho các mục đích tài chính hoặc phục vụ mục đích khác của một doanh nghiệp.
Trong đầu tư, thoái vốn là một hình thức rất phổ biến biểu hiện là các nhà đầu tư hoặc cá nhân muốn rút vốn đầu tư của mình.
Hiện nay doanh nghiệp thoái vốn theo 03 hình thức sau:
Chia tách:
Hình thức thoái hóa vốn chia tách dùng cho các giao dịch không dùng tiền mặt và là giao dịch được miễn thuế. Đây là là trường hợp công ty mẹ chia cổ phiếu cho công ty con, từ đó công ty con trở thành một công ty độc lập và và phát hành cổ phiếu mới.
Bán cổ phần khơi mào - thoái vốn trong chứng khoán:
Công ty mẹ bán một số cổ phần kiểm soát công ty con trên thị trường chứng khoán và đây cũng là giao dịch được miễn thuế. Việc bán khơi mào một lượng nhỏ cổ phần ra thị trường giúp công ty con được các nhà đầu tư quan tâm hơn. Nhờ đó, nó có thể giúp giá cổ phiếu tăng dần lên sau một thời gian ngắn. Hình thức thoái hóa vốn này được các công ty cần tài trợ cơ hội tăng trưởng cho công ty con sử dụng nhiều nhất.
Bán tài sản trực tiếp:
Đây là cách được sử dụng phổ biến nhất để thực hiện thoái vốn. Công ty mẹ bán đi một số tài sản của công ty con hoặc công ty con cho một bên khác. Trong trường hợp bán tài sản có lãi, công ty mẹ sẽ phải chịu thuế và các hoạt động mua bán tài sản thường giao dịch bằng tiền mặt.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Doanh nghiệp thoái vốn là gì? Các hình thức doanh nghiệp thoái vốn hiện nay? (Hình từ Internet)
Nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp thoái vốn là gì?
Khi doanh nghiệp thoái vốn cần xem xét rất nhiều khía cạnh nguyên nhân khác nhau, một số nguyên nhân có thể kể đến như:
Bán bớt đơn vị kinh doanh hoạt động kém hiệu quả
Hầu hết các doanh nghiệp quyết định bán bớt một phần lĩnh vực kinh doanh nếu chúng không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả. Làm như vậy giúp tập trung hơn vào các đơn vị đang hoạt động tốt và có lãi.
Nhu cầu về vốn
Doanh nghiệp có thể thực hiện thoái vốn nếu đang có nhu cầu về vốn để đầu tư.
Để tăng giá trị bán lại
Tổng giá trị thanh lý tài sản riêng lẻ của một doanh nghiệp có thể cao hơn giá trị thị trường tổng tài sản kết hợp của nó, có nghĩa là doanh nghiệp sẽ thu được nhiều hơn khi thanh lý lần lượt tài sản hiện có.
Để đảm bảo sự tồn tại hoặc ổn định của doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp có thể gặp khó khăn về tài chính. Do đó, thay vì đóng cửa hoặc tuyên bố phá sản, bán một đơn vị kinh doanh sẽ là một giải pháp tối ưu hơn.
Tuân thủ nguyên tắc của cơ quan quản lý
Đôi khi thoái vốn cũng có thể đến từ yêu cầu bên ngoài, chẳng hạn như theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Khi doanh nghiệp nhà nước thoái vốn đầu tư tại doanh nghiệp khác có cần công bố thông tin bất thường không?
Căn cứ theo Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công bố thông tin bất thường như sau:
Công bố thông tin bất thường
1. Công ty phải công bố trên trang thông tin điện tử, ấn phẩm (nếu có) và niêm yết công khai tại trụ sở chính, địa điểm kinh doanh của công ty về các thông tin bất thường trong thời hạn 36 giờ kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
a) Tài khoản của công ty bị phong tỏa hoặc được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong tỏa;
b) Tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh; bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hoạt động hoặc giấy phép khác liên quan đến hoạt động của công ty;
c) Sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hoạt động hoặc giấy phép khác liên quan đến hoạt động của công ty;
d) Thay đổi thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng tài chính kế toán, Trưởng Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên;
đ) Có quyết định kỷ luật, khởi tố, có bản án, quyết định của Tòa án đối với người quản lý doanh nghiệp;
e) Có kết luận của cơ quan thanh tra hoặc của cơ quan quản lý thuế về việc vi phạm pháp luật của doanh nghiệp;
g) Có quyết định thay đổi tổ chức kiểm toán độc lập hoặc bị từ chối kiểm toán báo cáo tài chính;
h) Có quyết định thành lập, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện; quyết định đầu tư, giảm vốn hoặc thoái vốn đầu tư tại các công ty khác.
...
Theo đó, khi doanh nghiệp nhà nước thoái vốn đầu tư tại doanh nghiệp khác thì buộc phải công bố thông tin bất thường trên trang thông tin điện tử, ấn phẩm (nếu có) và niêm yết công khai tại trụ sở chính, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong thời hạn 36 giờ kể từ khi xảy ra sự kiện thoái vốn đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ nhà trường theo Hướng dẫn 25 chi tiết nhất?
- Từ 10/12/2024 Ban Sáng lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải là người có quan hệ gia đình với nhau?
- Link truy cập Cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành năm 2024?
- Mẫu Báo cáo thành tích lao động tiên tiến 2024 cập nhật mới nhất?
- Cách nhận biết hiệu lệnh bằng còi của CSGT từ 1/1/2025 để thực hiện đúng?