Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo?

Cho tôi hỏi các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng cháy chữa cháy và hoạt động cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo? Câu hỏi từ anh Quốc (Hà Nam)

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo?

Căn cứ Điều 3 Quy định Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tại ban hành kèm theo Quyết định 2533/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng cháy chữa cháy và hoạt động cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:

- Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người, an toàn phương tiện, tài sản để trục lợi;

- Gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn cơ quan Bộ.

- Cản trở các hoạt động phòng ngừa phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;

- Chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;

- Lợi dụng hoạt động phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ để xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.

- Cố ý báo cháy, tai nạn giả.

- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ;

- Vi phạm nghiêm trọng các quy định quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy đã được Nhà nước quy định.

- Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy, nổ mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;

- Nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

- Làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, biển báo, biển chỉ dẫn và lối thoát nạn.

- Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật.

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng cháy chữa cháy và hoạt động cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo?

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng cháy chữa cháy và hoạt động cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo? (Hình từ Internet)

Đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những ai?

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 5 Quy định Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tại ban hành kèm theo Quyết định 2533/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cơ quan Bộ:

Tổ chức lực lượng Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cơ quan Bộ
...
2. Đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
a) Thành phần
- Đội trưởng: Lãnh đạo phòng hoặc tương đương, người được giao phụ trách PCCC và CNCH;
- Phó Đội trưởng thường trực: Lãnh đạo phòng Hành chính;
- Phó Đội trưởng: Lãnh đạo phòng Tài chính, phòng Quản trị và 01 nhân viên bảo vệ;
- Số lượng, các thành viên: 100 người là các công chức, viên chức và người lao động các đơn vị tại trụ sở 35 Đại Cồ Việt (mỗi đơn vị cử từ 02 người trở lên) và tại các đơn vị thuộc Văn phòng (theo thực tế độ tuổi công tác).
...

Như vậy, đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm:

- Đội trưởng: Lãnh đạo phòng hoặc tương đương, người được giao phụ trách phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;

- Phó Đội trưởng thường trực: Lãnh đạo phòng Hành chính;

- Phó Đội trưởng: Lãnh đạo phòng Tài chính, phòng Quản trị và 01 nhân viên bảo vệ;

- Số lượng, các thành viên: 100 người là các công chức, viên chức và người lao động các đơn vị tại trụ sở 35 Đại Cồ Việt (mỗi đơn vị cử từ 02 người trở lên) và tại các đơn vị thuộc Văn phòng (theo thực tế độ tuổi công tác).

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm như thế nào trong phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy định Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tại ban hành kèm theo Quyết định 2533/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:

- Thực hiện các quy định của pháp luật và của cơ quan Bộ về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;

- Chấp hành lệnh điều động, yêu cầu phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của thủ trưởng đơn vị hoặc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền.

- Tìm hiểu các văn bản quy định của Luật, pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, bảo quản, sử dụng thành thạo các loại phương tiện phòng cháy chữa cháy được trang bị tại cơ quan Bộ và các kỹ năng cứu nạn cứu hộ được huấn luyện.

- Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất nguy hiểm về cháy, nổ;

- Kịp thời khắc phục các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

- Tham gia các hoạt động phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;

- Đề xuất, kiến nghị với Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cơ quan Bộ, thủ trưởng đơn vị nơi làm việc về các biện pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

- Ngăn chặn kịp thời các hiện tượng, nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy và những hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

- Báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện thấy cháy, triển khai phương án cứu nạn, cứu hộ;

- Chấp hành nghiêm lệnh huy động tham gia các hoạt động phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

- Không tự ý đấu nối làm thay đổi hệ thống điện;

- Không dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ cắm điện;

- Không để các chất dễ cháy gần ổ cắm điện và đường dây dẫn điện; không đun nấu trong phòng làm việc;

- Không để các vật dụng, trang thiết bị cản trở việc cứu nạn, cứu hộ...

- Hết giờ làm việc, trước khi rời khỏi phòng làm việc phải kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

- Tắt toàn bộ đèn, quạt, điều hòa nhiệt độ, máy tính, máy in, máy photocopy, các thiết bị sử dụng điện (trừ các thiết bị mạng).

Trân trọng!

Phòng cháy chữa cháy
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng cháy chữa cháy
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 24/8/2024, khu dân cư phải được tổ chức thực tập PCCC ít nhất 1 lần/năm?
Chủ nhà trọ khóa chặn cửa thoát nạn trong phòng cháy chữa cháy bị bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà trọ cần đáp ứng những điều kiện gì về phòng cháy chữa cháy?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về thời hạn thực tập phương án chữa cháy từ ngày 24/8/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời lượng bồi dưỡng pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tối đa bao nhiêu tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương án phòng cháy chữa cháy rừng được quy định như thế nào? Có mấy cấp dự báo cháy rừng?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu chủ chung cư mini, chủ trọ phải thực hiện các giải pháp tăng cường về phòng cháy chữa cháy trước 30/3/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương châm 4 tại chỗ trong phòng cháy chữa cháy rừng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Số điện thoại của Phòng cháy chữa cháy là số mấy? Báo tin giả, gọi điện quấy nhiễu cho Phòng cháy chữa cháy bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thu, nộp từ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng cháy chữa cháy
Phan Vũ Hiền Mai
1,122 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phòng cháy chữa cháy
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào