Tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật cần được rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo Nghị quyết 686?
- Tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật cần được rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo Nghị quyết 686?
- Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo nguyên tắc gì?
- Hành vi nào bị nghiêm cấm khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật?
- Việc đánh số thứ tự của văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?
Tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật cần được rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo Nghị quyết 686?
Tại Danh mục được ban hành kèm theo Nghị quyết 686/NQ-UBTVQH15 năm 2023 có quy định các văn bản quy phạm pháp luật cần được rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới như sau:
Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Tại Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo nguyên tắc sau:
- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
- Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật cần được rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo Nghị quyết 686? (Hình từ Internet)
Hành vi nào bị nghiêm cấm khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật?
Tại Điều 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 có quy định hành vi bị nghiêm cấm khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
- Ban hành văn bản không thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo quy định nhưng có chứa quy phạm pháp luật.
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo quy định.
- Quy định thủ tục hành chính trong các văn bản sau:
+ Thông tư, thông tư liên tịch, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước;
+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
+ Quyết định của Ủy ban nhân dân;
+ Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết phải quy định thủ tục hành chính trong nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Việc đánh số thứ tự của văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?
Tại Điều 10 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định về số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật
1. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật phải thể hiện rõ số thứ tự, năm ban hành, loại văn bản, cơ quan ban hành văn bản.
2. Việc đánh số thứ tự của văn bản quy phạm pháp luật phải theo từng loại văn bản và năm ban hành. Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được đánh số thứ tự theo từng loại văn bản và nhiệm kỳ của Quốc hội.
3. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật được sắp xếp như sau:
a) Số, ký hiệu của luật, nghị quyết của Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như sau: “loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội”;
b) Số, ký hiệu của pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như sau: “loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội”;
c) Số, ký hiệu của các văn bản quy phạm pháp luật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này được sắp xếp theo thứ tự như sau: “số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của loại văn bản - tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản”.
Như vậy, việc đánh số thứ tự của văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo từng loại văn bản và năm ban hành.
Đối với Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được đánh số thứ tự theo từng loại văn bản và nhiệm kỳ của Quốc hội.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?