Trình tự thực hiện miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương được quy định như thế nào?
Trình tự thực hiện miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tiểu mục 1 Mục 2 Phần 2 Thủ tục hành chính mới; được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực giám định tư pháp xây dựng thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 694/QĐ-BXD năm 2023 quy định về thủ tục hành chính cấp tỉnh như sau:
Thủ tục hành chính cấp tỉnh
1. Thủ tục miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương
1.1. Trình tự thực hiện:
- Cơ quan, tổ chức quản lý giám định viên tư pháp lập hồ sơ miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng gửi Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
- Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng;
....
Như vậy, trình tự thực hiện miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương được quy định như sau:
Bước 1: Cơ quan, tổ chức quản lý giám định viên tư pháp lập hồ sơ miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng gửi Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Bước 2: Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
Bước 3: Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng.
Trình tự thực hiện miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung giám định tư pháp xây dựng được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 3 Thông tư 17/2021/TT-BXD quy định về nội dung giám định tư pháp xây dựng như sau:
Nội dung giám định tư pháp xây dựng
1. Giám định tư pháp về sự tuân thủ các quy định của pháp luật quy hoạch xây dựng, hoạt động đầu tư xây dựng, nhà ở và kinh doanh bất động sản, bao gồm:
a) Sự tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng và hoạt động đầu tư xây dựng, trong các giai đoạn: lập và quản lý quy hoạch; lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng công trình, nghiệm thu và bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, khai thác và bảo trì công trình xây dựng;
b) Sự tuân thủ các quy định cua pháp luật về nhà ở và kinh doanh bất động sản, bao gồm: sở hữu, mua bán, giao dịch, cho thuê, quản lý nhà ở và bất động sản,
2. Giám định tư pháp về chất lượng xây dựng, bao gồm: giám định chất lượng khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, bộ phận công trình, công trình xây dựng; giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng, nguyên nhân hư hỏng công trình xây dựng.
3. Giám định tư pháp về chi phí xây dựng công trình, bao gồm: giám định về tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, giá gói thầu xây dựng; thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng và các vấn đề khác có liên quan; giám định tư pháp về giá trị nhà ở và bất động sản.
Như vậy, nội dung giám định tư pháp xây dựng được quy định như sau:
- Giám định tư pháp về sự tuân thủ các quy định của pháp luật quy hoạch xây dựng, hoạt động đầu tư xây dựng, nhà ở và kinh doanh bất động sản, bao gồm:
+ Sự tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng và hoạt động đầu tư xây dựng, trong các giai đoạn: lập và quản lý quy hoạch; lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng công trình, nghiệm thu và bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, khai thác và bảo trì công trình xây dựng;
+ Sự tuân thủ các quy định cua pháp luật về nhà ở và kinh doanh bất động sản, bao gồm: sở hữu, mua bán, giao dịch, cho thuê, quản lý nhà ở và bất động sản,
- Giám định tư pháp về chất lượng xây dựng, bao gồm: giám định chất lượng khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, bộ phận công trình, công trình xây dựng; giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng, nguyên nhân hư hỏng công trình xây dựng.
- Giám định tư pháp về chi phí xây dựng công trình, bao gồm: giám định về tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, giá gói thầu xây dựng; thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng và các vấn đề khác có liên quan; giám định tư pháp về giá trị nhà ở và bất động sản.
Mẫu văn bản đề nghị miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng như thế nào?
Dưới đây là mẫu văn bản đề nghị miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng.
Tải về mẫu văn bản đề nghị miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?