Hướng dẫn sử dụng mã loại hình A11 như thế nào?
Hiện nay có các mã loại hình nhập khẩu nào?
Căn cứ theo Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng được ban hành kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021, hiện nay có các mã loại hình nhập khẩu như sau:
- Mã LH A11: Nhập kinh doanh tiêu dùng.
- Mã LH A12: Nhập kinh doanh sản xuất.
- Mã LH A21: Chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập
- Mã LH A31: Nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu.
- Mã LH A41: Nhập kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu.
- Mã LH A42: Thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa từ các loại hình khác, trừ tạm nhập.
- Mã LH A43: Nhập khẩu hàng hóa thuộc Chương trình ưu đãi thuế.
- Mã LH A44: Tạm nhập hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế.
- Mã LH E11: Nhập nguyên liệu của DNCX từ nước ngoài.
- Mã LH E13: Nhập hàng hóa khác vào DNCX.
- Mã LH E15: Nhập nguyên liệu, vật tư của DNCX từ nội địa.
- Mã LH E21: Nhập nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài.
- Mã LH E23: Nhập nguyên liệu, vật tư gia công từ hợp đồng khác chuyển sang.
- Mã LH E31: Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu.
- Mã LH E33: Nhập nguyên liệu, vật tư vào kho bảo thuế.
- Mã LH E41: Nhập sản phẩm thuê gia công ở nước ngoài.
- Mã LH G11: Tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất.
- Mã LH G12: Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn.
- Mã LH G13: Tạm nhập miễn thuế.
- Mã LH G14: Tạm nhập khác.
- Mã LH G51: Tái nhập hàng hóa đã tạm xuất.
- Mã LH C11: Hàng nước ngoài gửi kho ngoại quan.
- Mã LH C21: Hàng đưa vào khu phi thuế quan.
- Mã LH H11: Hàng nhập khẩu khác.
Hướng dẫn sử dụng mã loại hình A11 như thế nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn sử dụng mã loại hình nhập khẩu A11 như thế nào?
Theo quy định tại Mục 2 Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng được ban hành kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021, việc sử dụng mã loại hình nhập khẩu A11 được hướng dẫn như sau:
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để kinh doanh, tiêu dùng, bao gồm:
- Nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài;
- Nhập khẩu hàng hóa từ khu phi thuế quan, DNCX;
- Nhập khẩu tại chỗ.
Riêng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhập khẩu theo giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu sử dụng mã loại hình A41 (Nhập kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu) để làm thủ tục nhập khẩu.
Xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Luật Hải quan 2014 quy định về xác định xuất xứ hàng hóa cụ thể như sau:
Xác định xuất xứ hàng hóa
.....
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu:
a) Cơ quan hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở nội dung khai của người khai hải quan, chứng từ chứng nhận xuất xứ, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu phát hành hoặc do người sản xuất, người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tự chứng nhận theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại nước sản xuất hàng hóa theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ có giá trị pháp lý để xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, hàng hóa nhập khẩu được thông quan theo quy định tại Điều 37 của Luật này nhưng không được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Số thuế chính thức phải nộp căn cứ vào kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.
......
Như vậy, việc xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện bởi Cơ quan hải quan và dựa trên các căn cứ như sau:
- Cơ sở nội dung khai của người khai hải quan.
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ
- Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa.
Nếu có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu thì cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại nước sản xuất hàng hóa theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
*Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu phát hành hoặc do người sản xuất, người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tự chứng nhận theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?