Có giới hạn tiền lương được tạm ứng Tết Nguyên đán 2024 không? Làm việc bao lâu thì được thưởng Tết?

Xin hỏi: Có giới hạn tiền lương được tạm ứng Tết Nguyên đán 2024 không? Làm việc bao lâu thì được thưởng Tết?- Câu hỏi của anh Thọ (Hà Nội).

Người lao động có quyền từ chối làm thêm giờ vào ngày tết không?

Tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về làm thêm giờ như sau:

Làm thêm giờ
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 về làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt như sau:

Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, theo nguyên tắc người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ vào dịp Tết nếu có sự đồng ý của người lao động. Do đó người lao động có quyền từ chối làm thêm giờ vào ngày tết.

Tuy nhiên người lao động không được từ chối làm thêm giờ vào ngày tết trong 02 trường hợp sau:

- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa.

Có giới hạn tiền lương được tạm ứng Tết Nguyên đán 2024 không? Làm việc bao lâu thì được thưởng Tết?

Có giới hạn tiền lương được tạm ứng Tết Nguyên đán 2024 không? Làm việc bao lâu thì được thưởng Tết? (Hình từ Internet)

Có giới hạn tiền lương được tạm ứng Tết Nguyên đán 2024 không?

Tại Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tạm ứng tiền lương Tết Nguyên đán 2024 như sau:

Tạm ứng tiền lương
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

Như vậy, hiện hành pháp luật chỉ quy định mức tạm ứng tiền lương tối đa cho người lao động tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân và nghỉ hằng năm (không được tạm ứng tiền lương khi người lao động nhập ngũ).

Do đó, trường hợp người lao động tạm ứng tiền lương để nghỉ tết Nguyên đán 2024 thì mức giới hạn tiền lương được tạm ứng nghỉ tết Nguyên đán 2024 sẽ do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận.

Làm việc bao lâu thì được thưởng Tết?

Tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về tiền thưởng Tết như sau:

Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Như vậy, việc thưởng Tết không phải là trách nhiệm bắt buộc của người sử dụng lao động. Tùy thuộc vào quy chế thưởng, tình hình sản xuất, kinh doanh, hiệu suất làm việc, mức độ hoàn thành công việc của người lao động thì người sử dụng lao động sẽ có quyết định thưởng tết hay không.

Tuy nhiên, nếu trong quy chế thưởng của người sử dụng lao động và người lao động đã có sự thỏa thuận về thời gian làm việc cụ thể để được thưởng tết và người lao động đáp ứng các điều kiện để nhận thưởng đã được đặt ra, thì người lao động sẽ được thưởng theo đúng cam kết ban đầu.

Trân trọng!

Nghỉ tết nguyên đán
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nghỉ tết nguyên đán
Hỏi đáp Pháp luật
Có giới hạn tiền lương được tạm ứng Tết Nguyên đán 2024 không? Làm việc bao lâu thì được thưởng Tết?
Hỏi đáp pháp luật
Nghỉ Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 được bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp pháp luật
Công chức nghỉ hưu trùng với ngày nghỉ Tết Nguyên đán
Hỏi đáp pháp luật
Người lao động được nghỉ tết Nguyên đán bao nhiêu ngày được hưởng nguyên lương?
Hỏi đáp pháp luật
Thời điểm nghỉ hưu của công chức bị trùng với ngày nghỉ Tết nguyên đán thì giải quyết như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nghỉ tết nguyên đán
Lương Thị Tâm Như
465 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào