Bội chi ngân sách nhà nước là gì? Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được áp dụng đối với hoạt động nào?

Xin hỏi: Bội chi ngân sách nhà nước là gì? Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được áp dụng đối với hoạt động nào?- Câu hỏi của anh Trí (Hà Nội).

Bộ chi ngân sách nhà nước là gì?

Tại khoản 1 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 có quy định về bội chi ngân sách nhà nước như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.
...

Như vậy, bội chi ngân sách nhà nước có thể hiểu là sự chênh lệch tổng chi ngân sách lớn hơn tổng thu trong năm ngân sách. Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm:

- Bội chi ngân sách trung ương;

- Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh.

Bội chi ngân sách nhà nước là gì? Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được áp dụng đối với hoạt động nào?

Bội chi ngân sách nhà nước là gì? Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được áp dụng đối với hoạt động nào? (Hình từ Internet)

Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được áp dụng đối với hoạt động nào?

Tại khoản 3 Điều 7 Luật Ngân sách nhà nước 2015 có quy định về nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước như sau:

Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước
...
2. Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách; trường hợp đặc biệt Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trường hợp bội thu ngân sách thì được sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.
3. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
4. Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:
a) Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
b) Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại.

Như vậy, vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được áp dụng đối với hoạt động đầu tư phát triển.

Lưu ý: Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước không áp dụng đối việc chi thường xuyên.

Bộ chi ngân sách nhà nước được bù đắp từ những nguồn nào?

Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 163/2016/NĐ-CP có quy định về bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp từ những nguồn như sau:

(1) Bội chi ngân sách trung ương:

- Vay trong nước từ phát hành trái phiếu Chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;

- Vay ngoài nước từ các khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ các nước, các định chế tài chính các nước và các tổ chức quốc tế;

Phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế; không bao gồm các khoản Chính phủ vay về cho các tổ chức kinh tế vay lại.

(2) Bội chi ngân sách địa phương:

- Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;

- Vay từ nguồn Chính phủ vay về cho ngân sách địa phương vay lại.

Lưu ý: Vay để bù đắp bội chi ngân sách trung ương và địa phương sẽ không bao gồm sổ vay để trả nợ gốc.

Bội chi ngân sách cấp tỉnh từng địa phương phải đáp ứng điều kiện gì?

Tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 163/2016/NĐ-CP có quy định bội chi ngân sách cấp tỉnh từng địa phương phải đáp ứng điều kiện sau:

- Chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;

- Bội chi ngân sách cấp tỉnh hằng năm không vượt quá mức bội chi ngân sách hằng năm được Quốc hội quyết định cho từng địa phương cấp tỉnh;

- Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm ngân sách trước năm xây dựng dự toán, không phát sinh nợ quá hạn đối với các khoản nợ vay phải thanh toán trong năm ngân sách trước năm xây dựng dự toán. Trường hợp đặc biệt, Bộ Tài chính trình Chính phủ;

- Vay bù đắp bội chi ngân sách địa phương được huy động chủ yếu từ các khoản vay trung và dài hạn.

Hằng năm, căn cứ diễn biến thị trường vốn, Bộ Tài chính trình Chính phủ tỷ lệ tối thiểu các khoản vay bù đắp bội chi ngân sách địa phương có thời hạn vay trung và dài hạn;

- Số dư nợ vay của ngân sách địa phương, bao gồm cả số vay bù đắp bội chi ngân sách theo dự toán, không vượt mức dư nợ vay như sau:

+ Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp;

+ Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương, không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp;

+ Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương, không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp;

Việc xác định số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn chi thường xuyên dựa trên cơ sở dự toán thu, chi ngân sách địa phương được Quốc hội quyết định của năm dự toán ngân sách, số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp được xác định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 Nghị định 163/2016/NĐ-CP, không bao gồm khoản thu kết dư ngân sách địa phương.

Trân trọng!

Ngân sách nhà nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Ngân sách nhà nước
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân sách nhà nước chi thường xuyên cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm chốt số liệu báo cáo thu nội địa tháng là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu C4-08/KB giấy nộp tiền vào tài khoản cập nhật mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu C1-07a/NS giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN, hoàn trả NSNN theo Thông tư 19?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 02/QĐHT Mẫu hoàn kiêm bù trừ theo Thông tư 80 mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2024 triệt để cắt giảm các khoản chi không cần thiết, cấp bách như hội họp, tiếp khách, đi công tác nước ngoài?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số C2-01a/NS Mẫu Lệnh chi tiền theo Thông tư 19 mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy đề nghị xác nhận số thuế đã nộp NSNN theo Thông tư 80 mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu C1-02/NS mẫu giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước mới nhất 2024 và hướng dẫn cách kê khai?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị xác nhận thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ngân sách nhà nước
Lương Thị Tâm Như
8,042 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Ngân sách nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào