Cơ cấu tổ chức của Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam áp dụng từ tháng 9/2023?
Cơ cấu tổ chức của Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam áp dụng từ tháng 9/2023?
Ngày 06/9/2023, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quyết định 120-QĐ/TW quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Căn cứ Điều 3 Quyết định 120-QĐ/TW năm 2023 quy định tổ chức bộ máy:
Tổ chức bộ máy:
1. Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Ban Thưởng trực) gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch chuyên trách. Đồng chí Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được phân công là Thủ trưởng cơ quan.
...
Theo quy định trên, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch chuyên trách.
Tổ chức bộ máy của Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm những cơ quan sau:
(1) Các ban, đơn vị chuyên môn gồm:
- Ban Tổ chức - Cán bộ
- Ban Dân chủ, giám sát và Phản biện xã hội
- Ban Tuyên giáo;
- Ban Phong trào;
- Ban Dân tộc;
- Ban Tôn giáo;
- Ban Đối ngoại và Kiều bào;
- Ban Công tác phía Nam;
- Văn phòng cơ quan;
- Văn phòng Đảng đoàn.
(2) Các đơn vị sự nghiệp bao gồm:
- Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận;
- Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Bảo Đại đoàn kết;
- Tạp chí Mặt trận.
(3) Các tổ chức hỗ trợ cho hoạt động Tôn giáo bao gồm:
- Văn phòng Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam;
- Báo người Công giáo Việt Nam.
(4) Ban Thường trực thành lập các Hội đồng tư vấn, thực hiện chế độ chuyên gia, cán bộ biệt phái, cộng tác viên phục vụ cho hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức của Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam áp dụng từ tháng 9/2023? (Hình từ Internet)
Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có chức năng gì?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 120-QĐ/TW năm 2023 quy định chức năng của Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như sau:
- Tham mưu, giúp việc Ủy ban, Đoàn Chủ tịch, Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam thực hiện các quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các quy định của Đảng, Nhà nước.
- Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ công tác Mặt trận.
Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ gì?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 120-QĐ/TW năm 2023 quy định nhiệm vụ của Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như sau:
- Tham mưu, thực hiện:
+ Công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước góp phần phát huy quyền làm chủ của Nhân dân;
+ Tăng cường đồng thuận xã hội;
+ Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
+ Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đảng của Nhân dân.
+ Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị.
+ Thực hiện giám sát và phản biện xã hội.
+ Tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phân ảnh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước.
+ Thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân.
- Chủ trì phối hợp:
+ Xây dựng các văn bản, nghị quyết, chỉ thị của Đảng liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
+ Đề xuất trình xây dựng luật, pháp lệnh.
+ Chủ trì phối hợp và thống nhất hành động với các cơ quan của tổ chức thành viên tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước mang tính toàn dân, toàn diện, toàn quốc.
+ Phối hợp với cơ quan chức năng, cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.
+ Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, công tác bảo tàng, giám sát và phản biện xã hội.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát:
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Điều lệ, Chương trình phối hợp thống nhất hành động trong hệ thống Cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội theo quy định của Luật, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan.
+ Hướng dẫn, kiểm tra công tác huy động xã hội, tiếp nhận các khoản quyên góp, hỗ trợ, ủng hộ của các cả nhân và tổ chức.
+ Quản lý tài chính, tài sản, biên chế;
+ Thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?