Phụ cấp của Trưởng Ban công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2023 là bao nhiêu?
Ban công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thành lập như thế nào? Trưởng Ban công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là ai?
Căn cứ theo Điều 27 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019, Ban công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thành lập theo quyết định của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và thành lập ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố ... (gọi chung là khu dân cư) có nhiêm kỳ 2,5 năm.
Cơ cấu tổ chức của Ban công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định như sau:
- Một số Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã cư trú ở khu dân cư.
- Đại diện chi ủy.
- Người đứng đầu của Chi hội Người cao tuổi, Chi hội Cựu chiến binh, Chi hội Nông dân, Chi hội Phụ nữ, Chi đoàn Thanh niên, Chi hội Chữ Thập đỏ ...
- Một số người tiêu biểu trong các tầng lớp nhân dân, trong các dân tộc, tôn giáo....
Mặt khác, Trưởng Ban công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là người hoạt động không chuyên trách ở cấp thôn do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã bầu cử hoặc tuyển chọn.
Phụ cấp của Trưởng Ban công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2023 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Ban công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 27 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019, Ban công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên; phối hợp với Trưởng thôn (làng, ấp, bản...), Tổ trưởng dân phố để thực hiện các hoạt động như sau:
- Trực tiếp tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân; Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp;
- Thu thập, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân ở khu dân cư với cấp ủy Đảng và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
- Động viên Nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
- Phối hợp thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở và hoạt động tự quản ở cộng đồng dân cư.
Phụ cấp của Trưởng Ban công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2023 là bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 33 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố như sau:
Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
.....
6. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 chức danh (bao gồm Bí thư chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận) được hưởng phụ cấp hàng tháng. Trường hợp Luật có quy định khác thì thực hiện theo quy định của luật đó.
Khuyến khích việc kiêm nhiệm chức danh Bí thư Chi bộ đồng thời là Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố hoặc Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố.
Căn cứ theo quy định khoản 2 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, Trưởng Ban công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được hưởng phụ cấp hàng tháng theo mức khoán quỹ phụ cấp như sau:
Mức khoán quỹ phụ cấp | Áp dụng |
Mức khoán phụ cấp bằng 6,0 mức lương cơ sở tương ứng với 10.800.000 đồng/tháng | - Đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; tổ dân phố có từ 500 hộ gia đình trở lên. - Thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. - Thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã ở khu vực biên giới, hải đảo. - Thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành tổ dân phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị cấp xã. |
Mức khoán phụ cấp bằng 4,5 mức lương cơ sở tương ứng với 8.100.000 đồng/tháng | Đối với các thôn, tổ dân phố còn lại |
*Lưu ý: Mức khoán phụ cấp này chi trả đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố không chi trả riêng với Trưởng Ban công tác Mặt trận
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (áp dụng từ ngày 01/07/2023 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP)
Mức phụ cấp của Trưởng Ban công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cấp quyết định căn cứ vào quỹ phụ cấp được ngân sách Trung ương khoán cho nguồn kinh phí ngân sách chi cho cải cách chính sách tiền lương của địa phương; các quy định của pháp luật có liên quan và đặc thù của từng thôn, tổ dân phốmỗi thôn, tổ dân phố.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?