Tiêu chuẩn căn lề văn bản hành chính trong Word theo Nghị định 30 mới nhất hiện nay?

Cho tôi hỏi theo nghị định 30 thì cách căn lề văn bản hành chính sẽ làm như thế nào? Mong được giải đáp!

Tiêu chuẩn căn lề văn bản hành chính trong Word theo Nghị định 30 mới nhất hiện nay?

Căn cứ theo Mục 1 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính như sau:

(1) Khổ giấy: Khổ A4 (210 mm x 297 mm).

(2) Kiểu trình bày: Theo chiều dài của khổ A4. Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng.

(3) Định lề trang: Cách mép trên và mép dưới 20 - 25 mm, cách mép trái 30 - 35 mm, cách mép phải 15 - 20 mm.

(4) Phông chữ: Phông chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, màu đen.

(5) Cỡ chữ và kiểu chữ: Theo quy định cụ thể cho từng yếu tố thể thức.

(6) Vị trí trình bày các thành phần thể thức: Được thực hiện theo Mục 4 Phần 1 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP.

(7) Số trang văn bản: Được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả Rập, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, được đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, không hiển thị số trang thứ nhất.

Như vậy, khi trình bày một văn bản hành chính trên Word việc căn lề văn bản hành chính sẽ thực hiện theo tiêu chuẩn như sau:

- Mép trên và mép dưới: cách 20 - 25 mm

- Mép trái: cách 30 - 35 mm;

- Mép phải: cách 15 - 20 mm.

Tiêu chuẩn căn lề văn bản hành chính trong Word theo Nghị định 30 mới nhất hiện nay?

Tiêu chuẩn căn lề văn bản hành chính trong Word theo Nghị định 30 mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)

Các thành phần chính cần có khi trình bày một văn bản hành chính là gì?

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về thể thức văn bản như sau:

Thể thức văn bản
1. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.
2. Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính
a) Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
c) Số, ký hiệu của văn bản.
d) Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
e) Nội dung văn bản.
g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
h) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
i) Nơi nhận.
3. Ngoài các thành phần quy định tại khoản 2 Điều này, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác
a) Phụ lục.
b) Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
c) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
d) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.
4. Thể thức văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này.

Theo đó, khi trình bày văn bản hành chính thì cần có những thành phần chính sau:

- Quốc hiệu và Tiêu ngữ.

- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

- Số, ký hiệu của văn bản.

- Địa danh và thời gian ban hành văn bản.

- Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.

- Nội dung văn bản.

- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.

- Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.

- Nơi nhận.

Ngoài ra, văn bản hành chính cũng có thể có thêm các thành phần phụ nếu thấy cần thiết như:

- Phụ lục.

- Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.

- Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.

- Địa chỉ cơ quan, tổ chức;

- Thư điện tử;

- Trang thông tin điện tử;

- Số điện thoại; số Fax.

Bảng hướng dẫn chữ tiết tắt khi trình bày văn bản hành chính quy định như thế nào?

Theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về bảng chữ viết tắt tên loại, mẫu trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản như sau:

STT

Tên loại văn bản hành chính

Chữ viết tắt

1.

Nghị quyết (cá biệt)

NQ

2.

Quyết định (cá biệt)

3.

Chỉ thi

CT

4.

Quy chế

QC

5.

Quy định

QyĐ

6.

Thông cáo

TC

7.

Thông báo

TB

8.

Hướng dẫn

HD

9.

Chương trình

CTr

10.

Kế hoạch

KH

11.

Phương án

PA

12.

Đề án

ĐA

13.

Dự án

DA

14.

Báo cáo

BC

15.

Biên bản

BB

16.

Tờ trình

TTr

17.

Hợp đồng

18.

Công điện

19.

Bản ghi nhớ

BGN

20.

Bản thỏa thuận

BTT

21.

Giấy ủy quyền

GUQ

22.

Giấy mời

GM

23.

Giấy giới thiệu

GGT

24.

Giấy nghỉ phép

GNP

25.

Phiếu gửi

PG

26.

Phiếu chuyển

PC

27.

Phiếu báo

PB


Bản sao văn bản


1.

Bản sao y

SY

2.

Bản trích sao

TrS

3.

Bản sao lục

SL

Trân trọng!

Văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Văn bản quy phạm pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 25/2024/TT-BYT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Y tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 80/2021/TT-BTC còn hiệu lực không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 55/2024/UBTVQH15 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các Nghị định, Thông tư có hiệu lực từ tháng 11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Luật Chứng khoán qua các thời kỳ tại Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Luật Kinh doanh bất động sản qua các thời kỳ tại Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Luật Nhà ở qua các thời kỳ tại Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 21/2024/TT-BCT quy định vận hành Thị trường bán buôn điện cạnh tranh?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải về Công ước về Luật biển năm 1982 (tiếng Việt và tiếng anh)?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Văn bản quy phạm pháp luật
Chu Tường Vy
10,498 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào