Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05A:2020/BCT về An toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm áp dụng với đối tượng nào?
- Đối tượng nào phải tuân thủ Quy chuẩn về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm?
- Khi làm việc với hóa chất nguy hiểm phải đáp ứng yêu cầu của Quy chuẩn về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm như thế nào?
- Những phương tiện chứa và nhãn hàng hóa phải đáp ứng yêu cầu của Quy chuẩn về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm như thế nào?
Đối tượng nào phải tuân thủ Quy chuẩn về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm?
Theo quy định tại Tiểu mục 2 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05A:2020/BCT quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm trong lĩnh vực công nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng phải tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm là các tổ chức, cá nhân có hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05A:2020/BCT về An toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi làm việc với hóa chất nguy hiểm phải đáp ứng yêu cầu của Quy chuẩn về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm như thế nào?
Căn cứ theo Tiểu mục 3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05A:2020/BCT quy định khi làm việc với hóa chất nguy hiểm phải đáp ứng yêu cầu của Quy chuẩn về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm như sau:
- Những người làm việc tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm phải được huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định của Nghị định 113/2017/NĐ-CP.
Cơ sở có hóa chất nguy hiểm có trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất, vệ sinh lao động cho cán bộ công nhân viên.
- Có biện pháp kiểm soát người ra, vào nhà xưởng, kho chứa có hóa chất nguy hiểm và cung cấp danh sách những người có mặt tại khu vực cho lực lượng cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp xảy ra sự cố hóa chất.
- Cơ sở hóa chất nguy hiểm phải có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn nội quy an toàn, cung cấp phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp cho khách đến làm việc tại cơ sở.
- Cơ sở có hóa chất nguy hiểm phải trang bị đầy đủ cho người lao động phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp với mức độ nguy hại của từng hóa chất và tính chất công việc ở tình trạng hoạt động tốt;
Thực hiện kiểm tra định kỳ tối thiểu 01 lần 01 tháng, đảm bảo các thiết bị bảo hộ cá nhân luôn đầy đủ và trong điều kiện sử dụng. Cơ sở có hóa chất nguy hiểm có trách nhiệm lưu giữ biên bản kiểm tra trong vòng 12 tháng và xuất trình cho cơ quan quản lý có thẩm quyền khi được yêu cầu.
- Cơ sở hóa chất nguy hiểm phải đạt yêu cầu về giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc quy định tại QCVN 03:2019/BYT và các quy định hiện hành về an toàn vệ sinh lao động.
Những phương tiện chứa và nhãn hàng hóa phải đáp ứng yêu cầu của Quy chuẩn về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm như thế nào?
Theo Tiểu mục 7 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05A:2020/BCT quy định về những phương tiện chứa và nhãn hàng hóa phải đáp ứng yêu cầu của Quy chuẩn về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm như sau:
- Phương tiện chứa hóa chất nguy hiểm phải đảm bảo kín và chắc chắn, chịu được những va đập và tác động của thời tiết trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hoá giữa các phương tiện và xếp dỡ vào nhà xưởng, kho chứa bằng thủ công hoặc thiết bị cơ giới.
- Mức độ nạp phù hợp với quy định đối với từng loại hóa chất nguy hiểm. Bao bì dùng hết phải bảo quản riêng.
- Trường hợp sử dụng lại bao bì phải làm sạch, bảo đảm không phản ứng với hóa chất được nạp tiếp theo.
- Vật liệu kê, đậy phải được đánh dấu để phân biệt từng loại hoá chất, không được dùng lẫn của nhau.
- Phương tiện chứa hóa chất nguy hiểm phải có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ các nội dung theo quy định hiện hành về ghi nhãn hóa chất.
- Nhãn hàng hóa của hóa chất phải đảm bảo rõ, dễ đọc và không bị rách.
- Trường hợp nhãn bị mất hoặc hư hỏng không thể hiện rõ thông tin xác định hóa chất trong thiết bị chứa, phải tiến hành phân tích, xác định rõ tên và thành phần chính của hóa chất để bổ sung nhãn mới trước khi đưa ra lưu thông hoặc đưa vào sử dụng (kể cả trong trường hợp phải tiêu hủy).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn bao lâu?
- Hướng dẫn kê khai tài sản theo Nghị định 130 cho công chức chi tiết, đầy đủ?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế theo Nghị định 15 mới nhất?
- SHB là ngân hàng gì? Địa chỉ trụ sở chính ngân hàng SHB ở đâu?