Tạm đình chỉ công tác có được hưởng lương hay không?
Tạm đình chỉ công tác có được hưởng lương hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 54 Luật Viên chức 2010 quy định về tạm đình chỉ công tác như sau:
Tạm đình chỉ công tác
....
2. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác, viên chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.
Ngoài ra, theo quy định Điều 81 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức cụ thể như sau:
Tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức
........
2. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, cán bộ, công chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.
Ngoài ra theo quy định Điều 41 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Chế độ, chính sách đối với trường hợp đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ
Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ mà chưa bị xử lý kỷ luật thì áp dụng theo chế độ quy định như sau:
1. Trong thời gian tạm giữ, tạm giam hoặc được cho tại ngoại nhưng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú mà không thể tiếp tục đi làm để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc tạm đình chỉ công tác mà chưa bị xem xét xử lý kỷ luật thì được hưởng 50% của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị tạm đình chỉ chức vụ thì không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý.
2. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không bị xử lý kỷ luật hoặc được kết luận là oan, sai thì được truy lĩnh 50% còn lại quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật hoặc bị Tòa án tuyên là có tội thì không được truy lĩnh 50% còn lại quy định tại khoản 1 Điều này
Thông qua các căn cứ trên, việc tạm đình chỉ công tác được thực hiện đối với một số đối tượng như: cán bộ, công chức, viên chức,...
- Đối với viên chức, việc tạm đình chỉ công tác do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định khi nếu thấy viên chức tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật.
- Đối với cán bộ công chức: việc tạm đình chỉ công tác do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ công chức có thể ra quyết định nếu xét thấy việc tiếp tục đi làm của cán bộ, công chức có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật.
Trong thời gian tạm đình chỉ công tác thì cán bộ, công chức, viên chức được hưởng lương theo quy định như sau:
[1] Cán bộ, công chức, viên chức bị tạm đình chỉ công tác mà chưa bị xem xét xử lý kỷ luật thì được hưởng 50% của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương.
Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị tạm đình chỉ chức vụ thì không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý.
[2] Cán bộ, công chức, viên chức không bị xử lý kỷ luật thì được truy lĩnh 50% tiền lương còn lại.
[3] Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật thì không được truy lĩnh 50% tiền lương còn lại.
Tạm đình chỉ công tác có được hưởng lương hay không? (Hình từ Internet)
Hiện nay công chức được phân loại như thế nào?
Căn cứ theo Điều 34 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019, hiện nay công chức được phân loại theo 02 tiêu chí sau:
(1) Theo lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức được phân loại theo ngạch công chức tương ứng như sau:
- Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.
- Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương.
- Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương.
- Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên.
- Loại đối với ngạch công chức khác theo quy định của Chính phủ.
(2) Theo vị trí công tác, công chức được phân loại như sau:
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
- Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Đăng ký dự tuyển công chức cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo quy định Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008, người đăng ký dự tuyển công chức cần đáp ứng điều kiện như sau:
- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam
- Đủ 18 tuổi trở lên.
- Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng.
- Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp.
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.
- Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ.
- Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
- Không thuộc trường hợp không được đăng ký dự tuyển công chức bao gồm:
+ Không cư trú tại Việt Nam.
+ Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích.
+ Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?