Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại thông dụng mới nhất năm 2023?

Cho tôi hỏi về mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại hiện nay quy định như thế nào? Mong được giải đáp thắc mắc!

Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại mới nhất năm 2023?

Căn cứ theo Điều 13 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại như sau:

Bồi thường thiệt hại
Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Đồng thời tại Điều 170 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại như sau:

Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại.

Theo đó, khi có căn cứ cho rằng quyền dân sự của mình bị xâm phạm thì cá nhân có thể yêu cầu bên có hành vi vi phạm bồi thường thiệt hại cho mình.

Sau đây là mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại thông dụng có thể tham khảo:

Tải về miễn phí mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại tại đây tải về

Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại thông dụng mới nhất năm 2023?

Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại thông dụng mới nhất năm 2023? (hình từ Internet)

Ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại?

Căn cứ theo Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bản thân như sau:

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Theo đó, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định cụ thể như sau:

- Người từ đủ 18 tuổi sẽ phải tự chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra;

- Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại (trừ trường hợp thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý):

+ Nếu còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại

+ Nếu có tài sản riêng thì sử dụng tài sản riêng để bồi thường thiệt hại;

- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ hoặc của chính mình (nếu cần thiết) để bồi thường.

Bên bị thiệt hại không sử dụng biện pháp ngăn chặn thiệt hại thì có được bồi thường thiệt hại không?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 585 của Bộ luật Dân sự
...
5. Về khoản 5 Điều 585 của Bộ luật Dân sự
“Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình” là trường hợp bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm biết, nhìn thấy trước việc nếu không áp dụng biện pháp ngăn chặn thì thiệt hại sẽ xảy ra và có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp ngăn chặn, hạn chế được thiệt hại xảy ra nhưng đã để mặc thiệt hại xảy ra thì bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: Nhà của A bị cháy, B đỗ xe ô tô gần nhà A, B biết được nếu không di dời thì khả năng đám cháy sẽ lan sang làm cháy ô tô của B và B có điều kiện để di dời nhưng B đã bỏ mặc dẫn đến xe ô tô bị cháy. Trường hợp này, B không được bồi thường thiệt hại.

Theo đó, nếu bên bị thiệt hại biết trước được việc nếu không áp dụng biện pháp ngăn chặn thì thiệt hại sẽ xảy ra và có thể sử dụng biện pháp ngăn chặn hoặc hạn chế thiệt hại nhưng để mặc thiệt hại xảy ra thì bên bị thiệt hại không được bồi thường thiệt hại.

Trân trọng!

Bồi thường thiệt hại
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bồi thường thiệt hại
Hỏi đáp Pháp luật
Người tham gia thử nghiệm lâm sàng có được bồi thường thiệt hại do thử nghiệm lâm sàng gây ra không?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm cho người khác bị thương tật vĩnh viễn phải bồi thường bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thu nhập thực tế bị mất do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được xác định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cần điều kiện nào để được miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa?
Hỏi đáp Pháp luật
Thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín gồm những thiệt hại nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại thông dụng mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi sản phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động gây thiệt hại do sơ xuất trong công việc có phải bồi thường cho công ty không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi đã áp dụng các chế tài khác hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bồi thường thiệt hại
Chu Tường Vy
17,110 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bồi thường thiệt hại
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào