Cảnh sát trật tự có được dừng xe, xử phạt vi phạm không? Cảnh sát trật tự được bắt những lỗi gì?

Cho tôi hỏi cảnh sát trật tự có được dừng xe, xử phạt vi phạm không? Cảnh sát trật tự được bắt những lỗi gì? Câu hỏi từ anh Uy (TP. Hồ Chí Minh)

Cảnh sát trật tự có được dừng xe, xử phạt vi phạm không?

Căn cứ Điều 87 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ:

Tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ
1. Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ.
3. Chính phủ quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định cơ chế phối hợp giữa các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ:

Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
...
2. Các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng thì phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải thường xuyên thông báo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ về việc tuần tra, kiểm soát của mình, nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.

Như vậy, cảnh sát trật tự (thuộc nhóm lực lượng Cảnh sát khác) được dừng xe, xử phạt vi phạm nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Cảnh sát trật tự xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp, vượt quá thẩm quyền xử phạt thì cảnh sát trật tự phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.

Cảnh sát trật tự có được dừng xe, xử phạt vi phạm không? Cảnh sát trật tự được bắt những lỗi gì?

Cảnh sát trật tự có được dừng xe, xử phạt vi phạm không? Cảnh sát trật tự được bắt những lỗi gì? (Hình từ Internet)

Cảnh sát trật tự được bắt những lỗi gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi điểm b điểm c điểm d khoản 26 điểm a khoản 33 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt:

Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
...
3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã h ội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điểm đ, điểm g khoản 1; điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5; điểm b, điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm c khoản 8; khoản 9; khoản 10 Điều 5;
b) Điểm g, điểm n khoản 1; điểm a, điểm đ, điểm h, điểm l khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm k, điểm m, điểm n, điểm o khoản 3; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 6;
c) Điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d khoản 3; điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 4; khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
d) Điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 8;
đ) Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 (trừ điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6 Điều 12);
e) Khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 4a, khoản 5 Điều 15;
g) Điều 18, Điều 20;
h) Điểm b khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm k khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6; khoản 7a Điều 23;
i) Điều 26, Điều 29;
k) Khoản 4, khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34;
l) Điều 47, Điều 49, Điều 51 (trừ điểm d khoản 4 Điều 51), Điều 52, Điều 53 (trừ khoản 4 Điều 53), Điều 72, Điều 73.
...

Như vậy, cảnh sát trật tự được bắt những lỗi sau:

- Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

- Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

- Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

- Người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

- Người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

- Các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ

- Các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

- Các hành vi vi phạm quy định về quản lý, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

- Người điều khiển xe thô sơ vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

- Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông

- Người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ

- Người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm quy định về vận chuyển chất gây ô nhiễm môi trường, hàng nguy hiểm

- Hành vi sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; sản xuất, bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trái phép

- Nhân viên phục vụ trên xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông

- Hành khách đi xe vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông

- Người đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép

- Hành vi vi phạm quy định về quy tắc giao thông tại đường ngang, cầu chung, hầm đường sắt

- Hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông đường sắt

- Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình đường sắt

- Hành vi vi phạm quy định về xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và các hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt

- Hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường sắt

- Hành vi vi phạm về sử dụng vé tàu giả và bán vé tàu trái quy định

- Hành vi vi phạm quy định khác có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường sắt

Cảnh sát trật tự có nhiệm vụ gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 9 Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định cảnh sát trật tự có nhiệm vụ sau:

- Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng;

- Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong Kế hoạch đã được phê duyệt.

Trân trọng!

Cảnh sát trật tự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cảnh sát trật tự
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh sát trật tự có được dừng xe, xử phạt vi phạm không? Cảnh sát trật tự được bắt những lỗi gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cảnh sát trật tự
Phan Vũ Hiền Mai
12,146 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cảnh sát trật tự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào