Hướng dẫn cách lập hóa đơn khi trả lại hàng hóa năm 2023?
Hướng dẫn cách lập hóa đơn khi trả lại hàng hóa năm 2023?
Tại Mục 3 Công văn 1647/TCT-CS năm 2023 có hướng dẫn việc lập hóa đơn khi trả lại hàng hóa như sau:
Việc lập hóa đơn khi trả lại hàng hóa
Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định:
“Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.”
Tại khoản 1 Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
“Điều 8. Thời điểm xác định thuế GTGT
1. Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”
Căn cứ quy định trên, trường hợp xuất hàng hóa dưới hình thức hoàn trả hàng hóa thì sử dụng hóa đơn theo quy định nêu trên.
Như vậy, trường hợp xuất hàng hóa dưới hình thức hoàn trả hàng hóa thì người bán phải:
- Lập hóa đơn để giao cho người mua và phải ghi đầy đủ nội dung:
+ Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn
+ Tên liên hóa đơn
+ Số hóa đơn
+ Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán
+ Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua
+ Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ, thành tiền chưa có thuế GTGT, thuế suất GTGT, tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT.
+ Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua.
+ Thời điểm lập hóa đơn
+ Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử
+ Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có
+ Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có) và các nội dung khác liên quan (nếu có).
+ Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
+ Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn.
Lưu ý: Trong một số trường hợp được quy định tại khoản 14 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì không bắt buộc phải đầy đủ tất cả nội dung trên.
- Trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Hướng dẫn cách lập hóa đơn khi trả lại hàng hóa năm 2023? (Hình từ Internet)
Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là khi nào?
Tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về thời điểm lập hóa đơn như sau:
Thời điểm lập hóa đơn
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
...
Như vậy, thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc chuyển quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Lưu ý: Hàng hóa trên bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia.
Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân nào?
Tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho:
- Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:
+ Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
+ Hoạt động vận tải quốc tế;
+ Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
+ Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan"
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không sử dụng mạng xã hội để sản xuất nội dung dưới hình thức phóng sự, điều tra, phỏng vấn từ ngày 25/12/2024 đúng không?
- Thời gian làm việc của Bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn TP Hà Nội?
- Tiêu chuẩn cụ thể của Chủ tịch công đoàn cơ sở cần đáp ứng là gì theo Hướng dẫn 28?
- Tỉnh Bắc Ninh có mấy thành phố, huyện, thị xã? Tỉnh Bắc Ninh giáp với những tỉnh nào?
- Thời hạn giám định đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự như thế nào?