Các chất phụ gia thực phẩm nào được phép sử dụng trong thực phẩm?
Các chất phụ gia thực phẩm nào được phép sử dụng trong thực phẩm?
Căn cứ Phụ lục 1 Danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm ban hành kèm theo Thông tư 24/2019/TT-BYT quy định các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm:
STT | INS | Tên phụ gia (Tiếng Việt) | Tên phụ gia (Tiếng Việt) | Chức năng |
1. | 100(i) | Curcumin | Curcumin | Phẩm màu |
2. | 100(ii) | Turmeric | Turmeric | Phẩm màu |
3. | 101(i) | Riboflavin, tổng hợp | Riboflavin, synthetic | Phẩm màu |
4. | 101(ii) | Natri Riboflavin 5'-phosphat | Riboflavin 5'- phosphate sodium | Phẩm màu |
5. | 101(iii) | Riboflavin từ Bacillus subtilis | Riboflavin from Bacillus subtilis | Phẩm màu |
6. | 102 | Tartrazin | Tartrazine | Phẩm màu |
7. | 104 | Quinolin yellow | Quinoline yellow | Phẩm màu |
8. | 110 | Sunset yellow FCF | Sunset yellow FCF | Phẩm màu |
9. | 120 | Carmin | Carmines | Phẩm màu |
10. | 122 | Azorubin (Carmoisin) | Azorubine (Carmoisine) | Phẩm màu |
11. | 123 | Amaranth | Amaranth | Phẩm màu |
12. | 124 | Ponceau 4R (Cochineal red A) | Ponceau 4R (Cochineal red A) | Phẩm màu |
13. | 127 | Erythrosin | Erythrosine | Phẩm màu |
Xem thêm: Các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm Tải về
Các chất phụ gia thực phẩm nào được phép sử dụng trong thực phẩm? (Hình từ Internet)
Sử dụng các chất phụ gia trong thực phẩm phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 24/2019/TT-BYT quy định nguyên tắc chung trong sử dụng phụ gia thực phẩm:
Nguyên tắc chung trong sử dụng phụ gia thực phẩm
1. Sử dụng phụ gia thực phẩm trong thực phẩm phải bảo đảm:
a) Phụ gia thực phẩm được phép sử dụng và đúng đối tượng thực phẩm;
b) Không vượt quá mức sử dụng tối đa đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm;
c) Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn.
...
Theo quy định trên, sử dụng các chất phụ gia trong thực phẩm phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Phụ gia thực phẩm được phép sử dụng và đúng đối tượng thực phẩm;
- Không vượt quá mức sử dụng tối đa đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm;
- Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn.
Phụ gia thực phẩm có trong thực phẩm do được mang vào từ các nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 24/2019/TT-BYT quy định phụ gia thực phẩm có trong thực phẩm do được mang vào từ các nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm đã có chứa phụ gia:
Phụ gia thực phẩm có trong thực phẩm do được mang vào từ các nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm đã có chứa phụ gia
1. Phụ gia thực phẩm có trong thực phẩm do được mang vào từ các nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Được phép sử dụng trong các nguyên liệu hoặc thành phần (bao gồm cả phụ gia thực phẩm);
b) Không vượt quá mức sử dụng tối đa trong các nguyên liệu hoặc thành phần (bao gồm cả phụ gia thực phẩm);
c) Thực phẩm có chứa phụ gia thực phẩm được mang vào từ các nguyên liệu hoặc thành phần phải bảo đảm lượng phụ gia thực phẩm đó không được vượt quá mức sử dụng tối đa trong nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm theo quy trình, công nghệ sản xuất.
2. Phụ gia thực phẩm không được phép sử dụng trong nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm có thể được sử dụng hoặc cho vào nguyên liệu hoặc thành phần đó nếu sản xuất, nhập khẩu để phục vụ sản xuất nội bộ của doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối đã được doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ký hợp đồng giao kết và phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Nguyên liệu hoặc thành phần này chỉ được sử dụng để sản xuất riêng cho một loại thực phẩm;
b) Phụ gia thực phẩm phải được phép sử dụng và lượng sử dụng không vượt quá mức sử dụng tối đa đối với loại thực phẩm đó;
c) Phải được đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Thông tư này.
3. Các nhóm sản phẩm không chấp nhận phụ gia được mang vào từ thành phần và nguyên liệu để sản xuất thực phẩm, trừ khi các phụ gia đó được quy định cụ thể tại Phụ lục 2A, Phụ lục 2B và Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm:
a) Sản phẩm dinh dưỡng công thức dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích y tế đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (mã nhóm thực phẩm 13.1);
b) Thực phẩm bổ sung dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (mã nhóm thực phẩm 13.2).
4. Phụ gia thực phẩm được mang vào thực phẩm từ các nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm nhưng không tạo nên công dụng đối với sản phẩm cuối cùng thì không bắt buộc phải liệt kê trong thành phần cấu tạo của thực phẩm đó.
Như vậy, phụ gia thực phẩm có trong thực phẩm do được mang vào từ các nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Được phép sử dụng trong các nguyên liệu hoặc thành phần (bao gồm cả phụ gia thực phẩm);
- Không vượt quá mức sử dụng tối đa trong các nguyên liệu hoặc thành phần (bao gồm cả phụ gia thực phẩm);
- Thực phẩm có chứa phụ gia thực phẩm được mang vào từ các nguyên liệu hoặc thành phần phải bảo đảm lượng phụ gia thực phẩm đó không được vượt quá mức sử dụng tối đa trong nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm theo quy trình, công nghệ sản xuất.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?