Luật Bảo vệ bí mật nhà nước mới nhất 2023? Các văn bản nào hướng dẫn Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 còn hiệu lực?
Luật Bảo vệ bí mật nhà nước mới nhất 2023?
Ngày 15/11/2018, Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định về bí mật nhà nước, hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 gồm 28 Điều trong 5 Chương và có hiệu lực từ ngày 01/07/2020.
Đến tháng 8/2023, chưa có văn bản nào được ban hành nhằm thay thế cho Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018.
Như vậy, trong năm 2023, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 vẫn có hiệu lực và được áp dụng cho đến khi có văn bản thay thế.
Luật Bảo vệ bí mật nhà nước mới nhất 2023? Các văn bản nào hướng dẫn Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 còn hiệu lực? (Hình từ Internet)
Các văn bản nào hướng dẫn Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 còn hiệu lực?
(1) Văn bản được căn cứ
(2) Văn bản liên quan cùng nội dung
Công văn 3192/BHXH-VP năm 2016 về chấn chỉnh công tác bảo vệ bí mật nhà nước do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.
(3) Văn bản hướng dẫn
Nghị định 26/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ bí mật nhà nước
Thông tư 24/2020/TT-BCA về biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình
Công văn 4114/BCA-ANCTNB năm 2022 hướng dẫn thực hiện quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước do Bộ Công an ban hành
Thông tư 104/2021/TT-BCA quy định về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
Bí mật nhà nước được phân thành những loại nào?
Căn cứ Điều 8 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định phân loại bí mật nhà nước:
Phân loại bí mật nhà nước
Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật, bao gồm:
1. Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
2. Bí mật nhà nước độ Tối mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
3. Bí mật nhà nước độ Mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Như vậy, bí mật nhà nước được phân thành 03 độ mật dựa vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước:
(1) Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật
(2) Bí mật nhà nước độ Tối mật
(3) Bí mật nhà nước độ Mật
Ai có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định những đối tượng có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước như sau:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý;
- Chánh Văn phòng Trung ương Đảng lập danh mục bí mật nhà nước của Đảng;
- Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội lập danh mục bí mật nhà nước của tổ chức chính trị - xã hội;
- Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lập danh mục bí mật nhà nước của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội;
- Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước lập danh mục bí mật nhà nước của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước;
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn bản quy phạm pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?