Người tham gia giao thông có được dùng giấy tờ tích hợp trên app VNeID thay thế giấy tờ không?
App VNeID là app gì?
Căn cứ khoản 12 Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
12. “VNelD” là ứng dụng trên thiết bị số; “dinhdanhdientu.gov.vn”, “vneid.gov.vn” là trang thông tin định danh điện tử do Bộ Công an tạo lập, phát triển để phục vụ hoạt động định danh điện tử và xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch khác trên môi trường điện tử; phát triển các tiện ích để phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân.
...
Như vậy, app VNeID là ứng dụng tích hợp tất cả những giấy tờ cá nhân của người dân trên nền tảng kỹ thuật số do Bộ Công an tạo lập, phát triển để phục vụ hoạt động định danh điện tử và xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch khác trên môi trường điện tử; phát triển các tiện ích để phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Người tham gia giao thông có được dùng giấy tờ tích hợp trên app VNeID thay thế giấy tờ không? (Hình từ Internet)
Danh tính điện tử gồm những thông tin nào?
Danh tính điện tử công dân Việt Nam quy định tại Điều 7 Nghị định 59/2022/NĐ-CP gồm các thông tin sau:
- Thông tin cá nhân:
+ Số định danh cá nhân;
+ Họ, chữ đệm và tên;
+ Ngày, tháng, năm sinh;
+ Giới tính.
- Thông tin sinh trắc học:
+ Ảnh chân dung;
+ Vân tay.
Danh tính điện tử người nước ngoài quy định tại Điều 8 Nghị định 59/2022/NĐ-CP gồm các thông tin sau:
- Thông tin cá nhân:
+ Số định danh của người nước ngoài;
+ Họ, chữ đệm và tên;
+ Ngày, tháng, năm sinh;
+ Giới tính;
+ Quốc tịch;
+ Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
- Thông tin sinh trắc học:
+ Ảnh chân dung;
+ Vân tay.
Danh tính điện tử tổ chức quy định tại Điều 9 Nghị định 59/2022/NĐ-CP gồm các thông tin sau:
- Mã định danh điện tử của tổ chức.
- Tên tổ chức gồm tên tiếng Việt, tên viết tắt (nếu có) và tên tiếng nước ngoài (nếu có).
- Ngày, tháng, năm thành lập.
- Địa chỉ trụ sở chính.
- Số định danh cá nhân hoặc số định danh của người nước ngoài; họ, chữ đệm và tên người đại diện theo pháp luật hoặc người đứng đầu của tổ chức.
Người tham gia giao thông có được dùng giấy tờ tích hợp trên app VNeID thay thế giấy tờ không?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định nội dung tuần tra, kiểm soát:
Nội dung tuần tra, kiểm soát
...
2. Nội dung kiểm soát
a) Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, gồm:
Giấy phép lái xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng, Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe); Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định (đối với loại phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định); Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy tờ cần thiết khác có liên quan theo quy định (sau đây gọi chung là giấy tờ). Khi các cơ sở dữ liệu đã kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử, xác định được các thông tin về tình trạng của giấy tờ thì việc kiểm soát thông qua kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ;
...
Như vậy, người tham gia giao thông đã tích hợp các loại giấy tờ trên hệ thống định danh (app VNeID) thì việc kiểm soát thông qua kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử của người tham gia giao thông có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ.
Nội dung tuần tra của cảnh sát giao thông được quy định như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định nội dung tuần tra của cảnh sát giao thông được quy định như sau:
- Quan sát, nắm tình hình trật tự, an toàn giao thông trên tuyến giao thông đường bộ;
- Phòng ngừa vi phạm, tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông;
- Duy trì trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
- Phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác theo quy định;
- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, an ninh, trật tự trên tuyến giao thông đường bộ;
- Giúp đỡ, hỗ trợ người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi cần thiết;
- Thực hiện các nội dung công tác khác được cấp có thẩm quyền giao theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?