Tốt nghiệp trường sỹ quan quân đội được phong quân hàm gì?
Học viên tốt nghiệp trường sỹ quan quân đội được phong quân hàm gì?
Theo quy định tại Điều 16 Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 quy định về đối tượng được phong quân hàm sĩ quan tại ngũ như sau:
Đối tượng được phong quân hàm sĩ quan tại ngũ
Những người sau đây được xét phong quân hàm sĩ quan tại ngũ:
1. Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ được phong quân hàm Thiếu úy; tốt nghiệp loại giỏi, loại khá ở những ngành đào tạo có tính chất đặc thù hoặc có thành tích xuất sắc trong công tác được phong quân hàm Trung úy, trường hợp đặc biệt được phong quân hàm cao hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời chiến; quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ; cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên vào phục vụ tại ngũ được bổ nhiệm giữ chức vụ của sĩ quan thì được phong cấp bậc quân hàm sĩ quan tương xứng”.
Như vậy, đối với các học viên tốt nghiệp trường sỹ quan quân đội thì sẽ được phong quân hàm Thiếu úy.
Ngoài ra, các học viên sẽ được phong hàm Trung úy sau khi tốt nghiệp trường sỹ quan quân đội khi thuộc các trường hợp dưới đây:
- Tốt nghiệp loại giỏi, loại khá trường sỹ quan ở những ngành đào tạo có tính chất đặc thù.
- Có thành tích xuất sắc trong công tác.
Trường hợp đặc biệt được phong quân hàm cao hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Tốt nghiệp trường sỹ quan quân đội được phong quân hàm gì? (Hình từ Internet)
Bao lâu thì học viên tốt nghiệp trường sỹ quan quân đội được thăng quân hàm sỹ quan?
Căn cứ theo Điều 17 Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định về thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ cụ thể như:
Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ
1. Sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 của Luật này;
b) Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:
Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm;
Trung úy lên Thượng úy: 3 năm;
Thượng úy lên Đại úy: 3 năm;
Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm;
Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm;
Trung tá lên Thượng tá: 4 năm;
Thượng tá lên Đại tá: 4 năm;
Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;
Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.
3. Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.
4. Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm
Căn cứ theo quy định trên, đối với từng quân hàm thì thời hạn xét thăng quân hàm là khác nhau. Theo đó, đối với học viên tốt nghiệp trường sỹ quan quân đội, thời hạn xét thăng quân hàm được xác định như sau:
- Trường hợp được phong hàm Thiếu úy sau khi tốt nghiệp: cần 2 năm để thăng lên hàm Trung úy.
- Trường hợp được phong hàm Trung úy sau khi tốt nghiệp: cần 3 năm để thăng lên hàm Thượng úy.
Trường hợp sau khi tốt nghiệp, Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.
Trường hợp nào bị kéo dài thời hạn thăng quân hàm sỹ quan?
Theo quy định tại Điều 19 Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008, sỹ quan bị kéo dài thời hạn thăng quân hàm sỹ quan khi thuộc các trường hợp dưới đây:
Thứ nhất: Sĩ quan đến thời hạn xét thăng quân hàm mà chưa đủ điều kiện xét theo quy định pháp luật thì được xét thăng quân hàm vào những năm tiếp theo.
Thứ hai: Thời hạn xét thăng quân hàm phải kéo dài ít nhất 01 năm nếu sĩ quan bị kỹ luật cảnh cáo, giáng chức, cách chức hoặc trong năm cuối của thời hạn xét thăng quân hàm, sĩ quan bị kỷ luật khiển trách trong thời hạn xét thăng quân hàm
Thứ ba: Sĩ quan bị kỷ luật giáng cấp bậc quân hàm, sau ít nhất một năm kể từ ngày bị giáng cấp, nếu tiến bộ thì được xét thăng quân hàm.
Trân trọng!
- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008
- Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999
- sỹ quan
- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014
- Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999
- quân hàm sĩ quan
- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008
- Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Không nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính cho cơ quan quản lý nhà nước bị xử phạt như thế nào?
- 19 tính năng cơ bản của Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ 01/01/2027?
- 28 tháng 11 là ngày gì? 28 11 là thứ mấy? Ngày 28 11 dương lịch là bao nhiêu âm lịch 2024?
- Đặt thiết bị báo động trong phòng vũ trường mà không phải thiết bị báo cháy nổ bị xử phạt bao nhiêu?