Chưa đủ 18 tuổi có thể đại diện theo ủy quyền không?

Xin hỏi: Chưa đủ 18 tuổi có thể đại diện theo ủy quyền không?- Câu hỏi của chị Nhi (Khánh Hòa).

Chưa đủ 18 tuổi có thể đại diện theo ủy quyền không?

Tại Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về đại diện theo ủy quyền như sau:

Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Như vậy, người có độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 vẫn có thể được đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Chưa đủ 18 tuổi có thể đại diện theo ủy quyền không?

Chưa đủ 18 tuổi có thể đại diện theo ủy quyền không? (Hình từ Internet)

Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp nào?

Tại Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về thời hạn đại diện như sau:

Thời hạn đại diện
...
3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận;
b) Thời hạn ủy quyền đã hết;
c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
4. Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
b) Người được đại diện là cá nhân chết;
c) Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
d) Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

Như vậy, đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong 07 trường hợp:

- Theo thỏa thuận;

- Thời hạn ủy quyền đã hết;

- Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

- Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

- Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

- Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015;

- Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

Một người có được đại diện theo ủy quyền cho nhiều người khác nhau không?

Tại Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về phạm vi đại diện như sau:

Phạm vi đại diện
1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.

Như vậy, một người vẫn có thể đại diện theo ủy quyền cho nhiều người khác nhau. Tuy nhiên sẽ không được nhân danh người đại diện theo ủy quyền để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự đối với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện theo ủy quyền của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ủy quyền
Lương Thị Tâm Như
8,970 lượt xem
Ủy quyền
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Ủy quyền
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/7/2025, văn bản ủy quyền nhận lương hưu chỉ có hiệu lực tối đa là 12 tháng kể từ ngày lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy ủy quyền có phải là văn bản hành chính không? Mẫu Giấy ủy quyền viết tay đầy đủ mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy ủy quyền vay vốn ngân hàng mới nhất 2024? Nhu cầu vay vốn nào không được Ngân hàng cho vay?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy ủy quyền ký thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ do ai cấp?
Hỏi đáp Pháp luật
Người ủy quyền chết thì giấy ủy quyền còn hiệu lực không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy ủy quyền khiếu nại chuẩn pháp lý mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty có được đại diện nhận ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho nhiều người được không?
Hỏi đáp pháp luật
Hợp đồng ủy quyền có còn hiệu lực khi một bên chết không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chưa đủ 18 tuổi có thể đại diện theo ủy quyền không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ủy quyền có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào