Thời gian áp dụng biện pháp tạm giam là bao lâu? Biện pháp tạm giam được thay thế bằng biện pháp nào khác không?
Thời gian áp dụng biện pháp tạm giam là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn tạm giam để điều tra cụ thể như sau:
Thời hạn tạm giam để điều tra
1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
...
Như vậy, theo quy định trên thì thời gian áp dụng biện pháp tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Biện pháp tạm giam có thể được gia hạn, việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
- Đối với tội phạm ít nghiêm trọng được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng.
- Đối với tội phạm nghiêm trọng được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng.
- Đối với tội phạm rất nghiêm trọng được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng.
- Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
Thời gian áp dụng biện pháp tạm giam là bao lâu? Biện pháp tạm giam được thay thế bằng biện pháp nào khác không? (Hình từ Internet)
Biện pháp tạm giam được thay thế bằng biện pháp nào khác không?
Theo quy định tại Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về bảo lĩnh như sau:
Bảo lĩnh
1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
2. Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
...
Ngoài ra, còn có thể thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp đặt tiền để bảo đảm tại Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Đặt tiền để bảo đảm
1. Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì bảo lĩnh hoặc đặt tiền để bảo đảm là 02 biện pháp ngăn chặn thay thế cho biện pháp tạm giam.
Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh hoặc được đặt tiền để đảm bảo.
Hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn quyết định về việc sử dụng biện pháp bảo lĩnh thay cho tạm giam gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 21 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP quy định hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn quyết định về việc sử dụng biện pháp bảo lĩnh thay cho tạm giam gồm những giấy tờ sau đây:
- Văn bản đề nghị xét phê chuẩn và quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh.
- Giấy cam đoan có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh đối với trường hợp cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh cho bị can.
- Giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người nhận bảo lĩnh cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người nhận bảo lĩnh làm việc, học tập đối với trường hợp cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can (phải có giấy cam đoan của ít nhất 02 người bảo lĩnh).
- Giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ của bị can được bảo lĩnh theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
- Chứng cứ, tài liệu về hành vi phạm tội, nhân thân của bị can để xác định tính chất, mức độ hành vi của bị can không cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp các Nghị định, Thông tư hết hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025?
- 18 đời vua Hùng trị vì từ năm nào đến năm nào? 18 đời vua Hùng gồm những vị vua nào?
- Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ công chức trong trường hợp nào?
- Sinh viên đã tốt nghiệp đại học đi làm rồi thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
- 8 nội dung kiểm tra, kiểm soát giao thông đường sắt từ ngày 01/01/2025?