05 nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam là gì? Căn cứ xác lập quyền dân sự theo pháp luật dân sự là gì?

Cho tôi hỏi hiện nay có bao nhiêu nguyên tắc cơ bản trong pháp luật dân sự? Mong được giải đáp thắc mắc!

05 nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam là gì?

Căn cứ theo Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự như sau:

05 nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự gồm:

(1) Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

(2) Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

(3) Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

(4) Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

(5) Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

05 nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam là gì? Căn cứ xác lập quyền dân sự theo pháp luật dân sự là gì?

05 nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam là gì? Căn cứ xác lập quyền dân sự theo pháp luật dân sự là gì? (Hình từ Internet)

Căn cứ xác lập quyền dân sự theo pháp luật dân sự là gì?

Căn cứ theo Điều 8 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền dân sự được xác lập từ các căn cứ sau đây:

- Hợp đồng.

- Hành vi pháp lý đơn phương.

- Quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của luật.

- Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

- Chiếm hữu tài sản.

- Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

- Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật.

- Thực hiện công việc không có ủy quyền.

- Căn cứ khác do pháp luật quy định.

Các quyền nhân thân và quyền tài sản theo pháp luật dân sự hiện nay gồm những quyền nào?

Hiện nay quyền nhân thân theo pháp luật dân sự gồm có 15 quyền được quy định từ Điều 25 đến Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể là:

Căn cứ pháp lý

Quyền

Điều 25 Bộ luật Dân sự 2015

Quyền nhân thân

Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015

Quyền có họ, tên

Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015

Quyền thay đổi họ

Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015

Quyền thay đổi tên

Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015

Quyền xác định, xác định lại dân tộc

Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015

Quyền được khai sinh, khai tử

Điều 31 Bộ luật Dân sự 2015

Quyền đối với quốc tịch

Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

Điều 33 Bộ luật Dân sự 2015

Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể

Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015

Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

Điều 35 Bộ luật Dân sự 2015

Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

Điều 36 Bộ luật Dân sự 2015

Quyền xác định lại giới tính

Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015

Chuyển đổi giới tính

Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015

Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình

Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015

Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình

Căn cứ theo Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền tài sản như sau:

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Thế nào là người không đủ năng lực hành vi dân sự?

Căn cứ theo Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực hành vi dân sự của cá nhân như sau:

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Theo đó, các trường hợp được xem là không đủ năng lực hành vi dân sự là:

Mất năng lực hành vi dân sự

(Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015)

Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.


Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

(Điều 23 Bộ luật dân sự 2015)

- Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

- Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.


Hạn chế năng lực hành vi dân sự

(Điều 24 Bộ luật dân sự 2015)

- Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.

- Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.


Trân trọng!

Quyền dân sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quyền dân sự
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch Công giáo 2024 chi tiết? Pháp luật quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở đào tạo tôn giáo phải báo cáo về nguồn lực tài chính vào thời điểm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền dân sự là gì? Quyền dân sự bao gồm những quyền nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhân thân là gì? Quyền nhân thân bao gồm những quyền nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực hiện công việc không có ủy quyền là gì? Có phải thanh toán cho người thực hiện công việc không có ủy quyền không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người được ủy quyền là gì? Quyền và nghĩa vụ của bên được nhận ủy quyền?
Hỏi đáp Pháp luật
Chiếm hữu là gì? Chiếm hữu không ngay tình là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bản cam kết không vi phạm mới nhất năm 2023 và hướng dẫn cách viết?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận dân sự mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Chủ thể của hợp đồng là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quyền dân sự
Chu Tường Vy
11,066 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quyền dân sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quyền dân sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào