Có được xin nhập lại quốc tịch Việt Nam trước đó đã thôi quốc tịch để có hai quốc tịch đồng thời hay không?
Người có quốc tịch Việt Nam được xác định dựa theo các căn cứ nào?
Căn cứ theo Điều 14 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, người có quốc tịch Việt Nam được xác định dựa theo các căn cứ như sau:
(1) Do sinh ra theo các trường hợp dưới đây:
- Trẻ em sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam.
- Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
- Trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch.
+ Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.
+ Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai.
(2) Được nhập quốc tịch Việt Nam.
(3) Được trở lại quốc tịch Việt Nam.
(4) Thuộc các trường hợp sau đây:
- Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam quy định tại Điều 18 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008.
- Con chưa thành niên khi cha mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam quy định tại Điều 35 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008.
- Con nuôi chưa thành niên quy định tại Điều 37 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008.
(5) Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Có được xin nhập lại quốc tịch Việt Nam trước đó đã thôi quốc tịch để có hai quốc tịch đồng thời hay không? (Hình từ Internet)
Có được xin nhập lại quốc tịch Việt Nam trước đó đã thôi quốc tịch để có hai quốc tịch đồng thời hay không?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam như sau:
Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam
....
5. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Mặt khác theo quy định Điều 14 Nghị định 16/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Trường hợp đặc biệt xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài theo quy định tại khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam
Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây thì được coi là trường hợp đặc biệt để trình Chủ tịch nước xem xét việc cho trở lại quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài:
1. Có đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.
2. Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi trở lại quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.
3. Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước có quốc tịch bị ảnh hưởng.
4. Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, qua các căn cứ trên, về nguyên tắc xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài.
Tuy nhiên, người hiện đang có quốc tịch nước ngoài và đã thôi quốc tịch Việt Nam vẫn được nhập lại quốc tịch Việt Nam mà có đủ 02 quốc tịch đồng thời (không phải thôi quốc tịch nước ngoài) nếu đáp ứng các điều kiện như sau:
Thứ nhất: Thuộc trường hợp đặc biệt, được sự cho phép của Chủ tịch nước cụ thể như:
- Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam.
- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
- Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thứ hai: Để thuộc 03 trường hợp đặc biệt được nhập lại quốc tịch Việt Nam mà không cần thôi quốc tịch nước ngoài đã nêu phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
- Có đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.
- Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi trở lại quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.
- Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước có quốc tịch bị ảnh hưởng.
- Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hồ sơ xin nhập lại quốc tich Việt Nam bao gồm giấy tờ gì?
Theo quy định Điều 24 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, hồ sơ xin nhập lại quốc tich Việt Nam bao gồm giấy tờ như sau:
- Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
- Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế.
- Bản khai lý lịch.
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam.
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài.
*Lưu ý: Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam.
- Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?