Công thức tính tiền lương làm việc vào ban đêm của người lao động hưởng lương theo thời gian như thế nào?
- Công thức tính tiền lương làm việc vào ban đêm của người lao động hưởng lương theo thời gian như thế nào?
- Làm việc vào ban đêm nhưng phải ngừng việc không do lỗi người lao động thì được tính vào thời giờ làm việc hưởng lương không?
- Tiền lương làm việc vào ban đêm có phải thông báo bằng bảng kê trả lương không?
- Bên thuê lại lao động có được sử dụng người lao động làm việc vào bên đêm không?
Công thức tính tiền lương làm việc vào ban đêm của người lao động hưởng lương theo thời gian như thế nào?
Căn cứ theo Điều 56 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về tiền lương làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm việc vào ban đêm
Tiền lương làm việc vào ban đêm theo khoản 2 Điều 98 của Bộ luật Lao động, được tính theo công thức sau:
1. Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:
...
Như vậy, theo quy định trên thì công thức tính tiền lương làm việc vào ban đêm của người lao động hưởng lương theo thời gian như sau:
Trong đó: Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường được xác định theo điểm a khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Công thức tính tiền lương làm việc vào ban đêm của người lao động hưởng lương theo thời gian như thế nào? (Hình từ Internet)
Làm việc vào ban đêm nhưng phải ngừng việc không do lỗi người lao động thì được tính vào thời giờ làm việc hưởng lương không?
Theo quy định tại Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương cụ thể như sau:
Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
1. Nghỉ giữa giờ quy định khoản 2 Điều 64 Nghị định này.
2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.
3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
4. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động.
5. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
6. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.
7. Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 61 của Bộ luật Lao động.
8. Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 176 của Bộ luật Lao động.
9. Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động.
10. Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì khi làm việc vào ban đêm nhưng phải ngừng việc không do lỗi người lao động thì vẫn được tính vào thời giờ làm việc hưởng lương.
Tiền lương làm việc vào ban đêm có phải thông báo bằng bảng kê trả lương không?
Căn cứ theo Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trả lương cụ thể như sau:
Trả lương
1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
2. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
3. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
Như vậy, theo quy định trên thì tiền lương làm việc vào ban đêm mỗi lần người sử dụng lao động chi trả phải thông báo bằng bảng kê trả lương cho người lao động.
Trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
Bên thuê lại lao động có được sử dụng người lao động làm việc vào bên đêm không?
Theo quy định tại Điều 57 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động cụ thể như sau:
Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động
1. Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình.
2. Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
3. Thỏa thuận với người lao động thuê lại về làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật này.
4. Thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt.
5. Trả lại người lao động thuê lại không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
6. Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì bên thuê lai lao động được quyền sử dụng người lao động làm việc vào bên đêm, làm thêm giờ. Tuy nhiên, phải thỏa thuận được với người lao động về việc này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiền lương có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?