Lịch giao dịch chứng khoán lại sau lễ 2/9 (lễ Quốc khánh) là ngày nào?
Lịch giao dịch chứng khoán lại sau lễ 2/9 (lễ Quốc khánh) là ngày nào?
Căn cứ theo Công văn 8056/VPCP-KGVX năm 2022 của Văn phòng Chính phủ và Công văn 8235/UBCK-PTTT năm 2022 thì lịch nghỉ không giao dịch chứng khoán là 04 ngày từ ngày 01/9/2023 đến ngày 04/4/2023.
Đồng thời theo thông báo của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thì lịch nghỉ giao dịch chứng khoán trong các dịp lễ tết năm 2023 quy định như sau:
Sự kiện | Ngày nghỉ thanh toán |
Tết Dương lịch | Thứ Hai, ngày 02/01/2023 nghỉ bù theo Bộ luật Lao động 2019 |
Tết Âm lịch | Từ Thứ Sáu, ngày 20/01/2023 (ngày 29/12/2022 Âm lịch) đến hết Thứ Năm, ngày 26/01/2023 (mùng 5 Tết Âm lịch) nghỉ theo Bộ luật Lao động 2019. |
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (Mùng 10/3 Âm lịch); Ngày Giải phóng Miền Nam 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 01/5 | Từ Thứ Bảy ngày 29/4/2023 đến hết Thứ Tư ngày 03/5/2023 trong đó ngày Thứ Ba 02/5 và Thứ Tư 03/5 nghỉ bù theo Bộ luật Lao động 2019. |
Ngày Quốc khánh 02/9 | Từ thứ Sáu ngày 01/09/2023 đến thứ Hai ngày 04/09/2023, trong đó thứ Sáu ngày 01/09/2023 là ngày nghỉ liền kề trước theo Bộ luật Lao động 2019 |
Như vậy, lịch giao dịch chứng khoán lại sau lễ 2/9 (lễ Quốc khánh) sẽ bắt đầu từ thứ Ba ngày 05/9/2023.
Ngoài ra, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thông báo:
- Các giao dịch chứng khoán có chu kỳ thanh toán T+2 thực hiện tại các ngày 30/08/2023 và 31/08/2023 sẽ được thanh toán lần lượt vào các ngày 05/09/2023, 06/09/2023
- Các giao dịch chứng khoán có chu kỳ thanh toán T+1 thực hiện tại ngày 31/08/2023 sẽ được thanh toán vào ngày 05/09/2023.
Lịch giao dịch chứng khoán lại sau lễ 2/9 (lễ Quốc khánh) là ngày nào? (hình từ Interent)
Trường hợp nào thì Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cần phải sửa lỗi sau giao dịch?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định về sửa lỗi sau giao dịch như sau:
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện sửa lỗi sau giao dịch khi:
- Thành viên bù trừ là công ty chứng khoán đặt nhầm, sai lệnh của khách hàngnhư: sai số tài khoản của khách hàng, sai mã chứng khoán, sai mức giá, thừa lệnh, nhầm lệnh mua thành lệnh bán và ngược lại, sai số lượng chứng khoán;
- Thành viên bù trừ không kiểm soát số dư chứng khoán và tiền của khách hàng theo quy định dẫn đến thiếu chứng khoán hoặc tiền để thanh toán giao dịch chứng khoán;
- Số lượng chứng khoán bán hoặc số lượng chứng khoán mua chênh lệch do tổng số lượng chứng khoán bán không bằng với tổng số lượng chứng khoán mua trên các lệnh giao dịch trong ngày đã được thực hiện của nhà đầu tư;
- Công ty chứng khoán là thành viên bù trừ đặt lệnh giao dịch cho khách hàng của thành viên bù trừ là ngân hàng lưu ký khi chưa có xác nhận hoặc đặt lệnh sai so với thông tin xác nhận của ngân hàng lưu ký;
- Tài khoản thiếu chứng khoán của khách hàng đến thời điểm quy định không gửi thông báo, xác nhận với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Các giao dịch thiếu thông tin tài khoản của khách hàng.
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có quyền và nghĩ vụ như thế nào trong việc giám sát giao dịch chứng khoán?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 95/2020/TT-BTC quy định về quyền và nghĩa vụ của Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam như sau:
- Giám sát việc thực hiện các nội dung về bù trừ thanh toán, giới hạn vị thế, ký quỹ đối với giao dịch chứng khoán theo quy định.
- Trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường trong hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch, phát hiện vi phạm quy định về giới hạn vị thế, ký quỹ đối với giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan báo cáo, giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác giám sát, đồng thời báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thông báo cho Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con để phối hợp thực hiện giám sát.
- Lưu trữ đầy đủ thông tin về hoạt động nghiệp vụ tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, các vi phạm quy định về giới hạn vị thế, ký quỹ và chia sẻ các thông tin liên quan đến giao dịch chứng khoán để Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con triển khai công tác giám sát giao dịch.
- Phối hợp với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con bảo đảm hoạt động giao dịch, hoạt động giám sát giao dịch thị trường, hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán an toàn, hiệu quả theo quy định.
- Phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kiểm tra định kỳ hoặc bất thường đối với các đối tượng thuộc phạm vi giám sát của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
- Xử lý theo thẩm quyền các trường hợp vi phạm, báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử lý theo quy định của pháp luật trong trường hợp vượt quá thẩm quyền.
- Lập và gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo giám sát định kỳ, báo cáo giám sát bất thường, báo cáo giám sát.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?
- Phải thực hiện gia hạn lưu hành thuốc cổ truyền trước khi giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực từ năm 2025?