Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị phụ thuộc trong trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp bao gồm giấy tờ gì?
- Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị phụ thuộc trong trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp bao gồm giấy tờ gì?
- Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi nào?
- Chấm dứt hiệu lực mã số thuế phải đáp ứng nguyên tắc gì?
Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị phụ thuộc trong trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp bao gồm giấy tờ gì?
Tại điểm b khoản 3 Điều 14 Thông tư 105/2020/TT-BTC có quy định hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị phụ thuộc trong trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp như sau:
Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế
...
3. Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh là Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này và các giấy tờ khác như sau:
a) Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp, hợp tác xã bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất là một trong các giấy tờ sau: Bản sao quyết định chia, bản sao hợp đồng hợp nhất, bản sao hợp đồng sáp nhập.
b) Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và hợp tác xã là một trong các giấy tờ sau: Bản sao quyết định hoặc thông báo của doanh nghiệp, hợp tác xã về chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; bản sao quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị phụ thuộc trong trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp bao gồm giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC tại đây.
- Bản sao quyết định hoặc thông báo của doanh nghiệp về chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Bản sao quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị phụ thuộc trong trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp bao gồm giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi nào?
Tại Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi:
Chấm dứt hiệu lực mã số thuế
1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể, phá sản;
b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất.
2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh;
b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;
c) Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất;
d) Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
đ) Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
e) Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng;
g) Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.
Như vậy, người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi:
- Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể, phá sản;
- Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất.
Chấm dứt hiệu lực mã số thuế phải đáp ứng nguyên tắc gì?
Tại khoản 3 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định chấm dứt hiệu lực mã số thuế phải đáp ứng nguyên tắc sau:
- Mã số thuế không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày cơ quan thuế thông báo chấm dứt hiệu lực;
- Mã số thuế của tổ chức khi đã chấm dứt hiệu lực không được sử dụng lại, trừ trường hợp quy định tại Điều 40 Luật Quản lý thuế 2019;
- Mã số thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực thì mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh không bị chấm dứt hiệu lực và được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thuế khác của cá nhân đó;
- Khi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì đồng thời phải thực hiện chấm dứt hiệu lực đối với mã số thuế nộp thay;
- Người nộp thuế là đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì các đơn vị phụ thuộc phải bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các bước đăng nhập vnEdu.vn cho giáo viên đơn giản, nhanh nhất 2024?
- Điều lệ đảng hiện hành được thông qua năm nào?
- Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Chi tiết? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
- Tỉnh Hưng Yên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Hưng Yên giáp tỉnh nào?
- Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm B được quy định như thế nào?