Mức hưởng phụ cấp độc hại của giáo viên được quy định như thế nào?
Giáo viên được hưởng phụ cấp độc hại trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện hưởng cụ thể như sau:
Điều kiện hưởng
1. Nhà giáo dạy thực hành, dạy tích hợp (sau đây gọi chung là nhà giáo dạy thực hành) tại phòng thực hành, xưởng thực hành của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ với những ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau:
a) Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc; dạy thực hành ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định;
b) Dạy thực hành trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh vượt quá tiêu chuẩn cho phép;
c) Dạy thực hành những ngành, nghề học phát sinh tiếng ồn lớn hoặc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép;
d) Dạy thực hành ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
2. Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì giáo viên được hưởng phụ cấp độc hại khi dạy thực hành, dạy tích hợp tại phòng thực hành, xưởng thực hành của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ với những ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau:
- Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc.
- Dạy thực hành ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc các bệnh truyền nhiễm.
- Dạy thực hành trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
- Dạy thực hành những ngành, nghề học phát sinh tiếng ồn lớn hoặc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.
- Dạy thực hành ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Mức hưởng phụ cấp độc hại của giáo viên được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức hưởng phụ cấp độc hại của giáo viên được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định về mức phụ cấp cụ thể như sau:
Mức phụ cấp
Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính theo mức Iương cơ sở, gồm các mức sau đây:
1. Mức 0,1 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
2. Mức 0,2 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có hai trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
3. Mức 0,3 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có ba trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
4. Mức 0,4 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có bốn yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì mức hưởng phụ cấp độc hại của giáo viên được chia làm 04 mức và được quy định tính theo các mức như sau:
- Mức 0,1 áp dụng đối với giáo viên dạy thực hành ngành, nghề học có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 113/2015/NĐ-CP.
- Mức 0,2 áp dụng đối với giáo viên dạy thực hành ngành, nghề học có hai trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 113/2015/NĐ-CP.
- Mức 0,3 áp dụng đối với giáo viên dạy thực hành ngành, nghề học có ba trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 113/2015/NĐ-CP.
- Mức 0,4 áp dụng đối với giáo viên dạy thực hành ngành, nghề học có bốn yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 113/2015/NĐ-CP.
Cách tính tiền phụ cấp độc hại hằng tháng của giáo viên như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH quy định về cách tính tiền phụ cấp độc hại hằng tháng của giáo viên bằng công thức sau:
Tiền phụ cấp độc hại hằng tháng của giáo viên =
Lưu ý: Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng theo Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP
Ví dụ 1: Giáo viên A là giáo viên dạy thực hành nghề Hàn tại xưởng thực hành của trường trung cấp (tiếp xúc trực tiếp với khí độc) thì mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng là 0,1.
- Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng.
- Định mức giờ giảng của giáo viên trong một năm là 480 giờ.
- Số giờ thực hành thực tế trong tháng là 30 giờ.
Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà giáo viên A được hưởng hằng tháng tính như sau:
Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của giáo viên = (0,1 x 1.800.000 đồng)/ (480 giờ/12 tháng) x 30 giờ = 135.000 đồng.
Ví dụ 2: Giáo viên B là giáo viên dạy thực hành nghề Hàn trong hầm tàu, hầm xà lan (tiếp xúc trực tiếp với khí độc và môi trường thiếu dưỡng khí) thì mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng là 0,2.
- Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng.
- Định mức giờ giảng của giáo viên trong một năm là 480 giờ.
- Số giờ thực hành thực tế trong tháng là 30 giờ.
Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà giáo viên B được hưởng hằng tháng tính như sau:
Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của giáo viên = (0,2 x 1.800.000 đồng)/ (480 giờ/12 tháng) x 30 giờ = 270.000 đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?